/ / / /

Cách đọc Biểu cam kết dịch vụ?


Cách đọc Biểu cam kết dịch vụ?
Ý nghĩa của các cột trong Biểu cam kết Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột, bao gồm
  • cột mô tả ngành/phân ngành;
  • cột nêu các cam kết mang tính hạn chế về tiếp cận thị trường;
  • cột nêu các cam kết mang tính hạn chế về đối xử quốc gia và
  • cột cam kết bổ sung.
Cột mô tả ngành/phân ngành
  1. Liệt kê các loại dịch vụ cụ thể được đưa vào cam kết.
  2. Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 12 ngành (được chia nhỏ thành 155 phân ngành dịch vụ) được các Thành viên WTO tiến hành đàm phán. Việt Nam cam kết mở cửa 11 ngành và 110 phân ngành.
Cột hạn chế về tiếp cận thị trường
  1. Liệt kê các điều kiện mang tính hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài;
  2. Càng có nhiều biện pháp/điều kiện được liệt kê trong cột này thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hạn chế.
  3. Cột hạn chế về đối xử quốc gia
  4. Liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài;
  5. Càng có nhiều biện pháp/quy định trong cột này thì sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng lớn.
  6. Cột cam kết bổ sung
  7. Liệt kê các quy định/điều ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối xử quốc gia mà nước thành viên được phép áp dụng;
  8. Thông thường, cột này thường bao gồm những quy định liên quan đến trình độ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép…
Ý nghĩa của các phương thức cung cấp dịch vụ Các cam kết được xác định riêng cho từng phương thức cung cấp dịch vụ. Trong Biểu cam kết, để tránh phải nhắc lại cho mỗi dịch vụ, các phương thức cung cấp dịch vụ được đánh theo số thứ tự như sau:
    1. "Cung cấp dịch vụ qua biên giới" (Phương thức 1);
    2. "Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài" (Phương thức 2);
    3. "Hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (Phương thức 3);
    4. "Hiện diện của thể nhân" (Phương thức 4).
Phương thức 1: Là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước thành viên này sang lãnh thổ của một nước thành viên khác (ví dụ, vận tải hàng hoá hoặc hành khách từ Trung Quốc sang Việt Nam). Phương thức 2: Là phương thức theo đó người tiêu dùng của một nước thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một nước thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ (ví dụ khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tham quan). Phương thức 3: Là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ (ví dụ ngân hàng Hoa Kỳ thành lập chi nhánh để kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp phân phối EU thiết lập siêu thị tại Việt Nam để phân phối hàng hóa) Phương thức 4: Là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ. (ví dụ, các nghệ sĩ, chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam hoạt động). Nội dung cam kết Các cam kết trong từng dịch vụ, từng phương thức cung cấp của dịch vụ có nội dung khác nhau. Về cơ bản, các cam kết thường có nội dung rơi vào một trong 04 loại sau:
  • Cam kết toàn bộ;
  • Cam kết kèm theo những hạn chế;
  • Không cam kết; và
  • Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật.
Cam kết toàn bộ (Không hạn chế): Là cam kết không áp dụng các biện pháp hạn chế mở cửa thị trường hoặc đối xử quốc gia (tức là mở cửa hoàn toàn); Cam kết kèm theo hạn chế: Là cam kết mở cửa với một số điều kiện (biện pháp) mở cửa thị trường và đối xử quốc gia. Với dạng cam kết này, nước thành viên sẽ chỉ được áp dụng các biện pháp hạn chế được liệt kê, ngoài ra sẽ không áp dụng các biện pháp hạn chế việc mở cửa thị trường/đối xử quốc gia nào khác. Không/chưa cam kết: Nước thành viên có thể áp dụng bất kỳ điều kiện nào đối với việc mở cửa thị trường hay đối xử quốc gia. Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuật: một số dịch vụ không thể được cung cấp theo một số phương thức (ví dụ không thể cung cấp dịch vụ xây dựng qua biên giới) nên một số nước thành viên không đưa ra cam kết mở cửa thị trường tại các phương thức này. Bảng 1– Ví dụ trích đoạn Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam
Phương thức cung cấp: (1) Cung cấp qua biên giới; (2) Tiêu dùng ở nước ngoài; (3) Hiện diện thương mại; (4) Hiện diện của thể nhân

Ngành và phân ngành

Hạn chế tiếp cận thị trường

Hạn chế đối xử quốc gia

Cam kết bổ sung

(a) Dịch vụ quảng cáo  (CPC 871, trừ dịch vụ quảng cáo thuốc lá) 

(1)   Không hạn chế. (2)   Không hạn chế. (3)   Không hạn chế, ngoại trừ Kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được thành lập liên doanh hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam đã được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Kể từ ngày gia nhập, cho phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh.  Kể từ ngày 1/1/2009, không hạn chế tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài trong liên doanh. (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung. (1)   Không hạn chế. (2)   Không hạn chế. (3)   Không hạn chế. (4)   Chưa cam kết, trừ các cam kết chung. Việc quảng cáo rượu phải tuân thủ các quy định của Nhà nước được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử.  

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến