/ / / /

Đầu tư nước ngoài - Việt Nam cam kết mở cửa những dịch vụ chứng khoán nào?


Đầu tư nước ngoài - Việt Nam cam kết mở cửa những dịch vụ chứng khoán nào?

 Hỏi: Việt Nam cam kết mở cửa những dịch vụ chứng khoán nào?


Đáp: Liên quan đến các dịch vụ chứng khoán, Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ chứng khoán sau tại Việt Nam

Giao dịch cho tài khoản của mình hoặc tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch chứng khoán, thị trường giao dịch trực tiếp (OTC) hay các thị trường khác những sản phẩm sau:

  1. Các công cụ có thể chuyển nhượng khác và các tài sản tài chính,  trừ vàng khối.
  2. Các chứng khoán có thể chuyển nhượng;
  3. Các công cụ phái sinh, bao gồm cả hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền lựa chọn; ( Các dịch vụ này bao gồm cả nghiệp vụ môi giới)
  4. Tham gia vào các đợt phát hành mọi loại chứng khoán, bao gồm bảo lãnh phát hành, và làm đại lý bán (chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng), cung cấp các dịch vụ liên quan đến các đợt phát hành đó);
  5. Quản lý tài sản (bao gồm quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác);
  6. Các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các công cụ phái sinh và các sản phẩm liên quan đến chứng khoán khác;
  7. Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán.

(Luật sư Vũ Ngọc Dũng (Mobile: 0938188889 – [email protected]) – Công ty Luật Bắc Việt (www.bacvietluat.vn)


Cam kết về Dịch vụ tài chính (bảo hiểm, chứng khoán) của Việt Nam trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) 

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Sau một năm thực thi hiệp định này, mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, tác động không nhỏ tới Việt Nam và EU, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đều tăng trưởng. Từ phía doanh nghiệp, EVFTA còn được khẳng định mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.

Liên quan đến lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Hiệp định EVFTA, quyền và nghĩa vụ của Việt Nam và EU dành cho nhau được nêu tại lời văn của Hiệp định (Tiểu phần 6 Chương 8), phụ lục Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam và phụ lục Biểu cam kết cụ thể của EU. Các cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam mở cửa hơn so với WTO tập trung trong lĩnh vực bảo hiểm. Theo đó, Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật trong nước. Riêng đối với yêu cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, Việt Nam chỉ cho phép sau một giai đoạn quá độ.


+ Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: 

Trong 9 tháng đầu năm 2021, công tác xây dựng chính sách chế độ về bảo hiểm của Bộ Tài chính bao gồm: xây dựng Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2022, có hiệu lực vào năm 2023; hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/5/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định Đề án bảo hiểm tài sản công. Đối với lĩnh vực chứng khoán, trong thời gian qua, cùng với việc ban hành Luật Chứng khoán 2019 và hệ thống các văn bản hướng dẫn, khung pháp lý cho thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã ngày càng được hoàn thiện.


+ Dự kiến các tác động tới dịch vụ tài chính:

Việc ban hành các chính sách, quy định nhằm thực hiện hóa các chính sách vĩ mô lớn về tài chính của Nhà nước đã và đang đem lại nhiều kết quả tích cực cho dịch vụ tài chính. Có thể thấy, trái ngược với nhiều ngành nghề khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành bảo hiểm 9 tháng đầu năm 2021 và cả năm 2020 tăng rất tốt. Cụ thể, hơn nửa doanh nghiệp bảo hiểm đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt đã tăng trưởng lợi nhuận hơn nửa đầu năm nay ở mức 40 – 55% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng phát triển ổn định với tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế trong 9 tháng năm 2021 ước tính đạt 292,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong EVFTA, EU mở cửa dịch vụ tài chính cho Việt Nam ở mức cao nhất mà EU dành cho các đối tác FTA. Cùng với đó, dự kiến về tăng trưởng của hoạt động thương mại đầu tư giữa Việt Nam và EU khi thực thi EVFTA sẽ tạo ra thị trường hấp dẫn tại EU cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Việt Nam. Theo đó, Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy tự do hóa ngành bảo hiểm, chứng khoán của Việt Nam và nhiều triển vọng cho thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam. Tác động của mở cửa dịch vụ với nhóm ngành này là tích cực trên các góc độ cầu về dịch vụ, cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp từ EU. Đến năm 2025, xuất khẩu dịch vụ tài chính, bảo hiểm của Việt Nam dự kiến sẽ tăng khoảng 21%, nhập khẩu sẽ tăng 9,65%.

Trong tổng thể, cạnh tranh trên thị trường dịch vụ tài chính sẽ giúp người tiêu dùng, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế được hưởng lợi, với khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính có chất lượng cao hơn và với chi phí hợp lý hơn. Việc thực hiện cam kết của Việt Nam về lĩnh vực dịch vụ tài chính Hiệp định EVFTA đã đóng góp vào gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam./. 

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến