/ / /

Hiệu lực của hợp đồng thương mại


Hiệu lực của hợp đồng thương mại

1.1.           Thời điểm có hiệu lực

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thương mại được áp dụng theo quy định tại Điều 405, BLDS 2005: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực tại thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

à Hợp đồng thương mại cũng như hợp đồng dân sự, được xác lập vào thời điểm giao kết khi hai bên đã đạt được ý chí chung thống nhất. Ý chí chung thống nhất đó chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ tại thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.

Theo nguyên tắc chung thì hợp đồng sẽ hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật ngay từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên pháp luật cũng dự liệu cho phép một số trường hợp ngoại lệ mà theo đó hợp đồng phát sinh hiệu lực tại thời điểm khác sau thời điểm giao kết, thể hiện qua cụm từ ngữ “ trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” ở Điều 405 trên. Như vậy, pháp luật tôn trọng sử thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, có nghĩa là tự thỏa thuận thời điểm ý chí chung của mình được pháp luật công nhận, bảo vệ. Điều này có lợi cho các bên trong những trường hợp khi các bên mong muốn xác lập hợp đồng, nhưng còn do dự vì còn bị lệ thuộc vào một số sự kiện khách quan có thể xảy đến. Các bên có thể  thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng theo rất nhiều cách thức đa dạng khác nhau ví dụ như sau:

  • Hợp đồng có hiệu lực vào một thời điểm sau khi giao kết, ví dụ 30 ngày sau khi kí hợp đồng.
  • Hợp đồng có hiệu lực trong một thời hạn nhất định, ví dụ trong vòng một năm kể từ ngày được giao kết, quá thời hạn đó hợp đồng hết hiệu lực.
  • Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi một bên đã trả trước một phần giá thành, hoặc khi một bên đáp ứng những điều kiện nhất định để cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo thỏa thuận, ví dụ có thâm niên và quy mô kinh doanh nhất định trong một số lĩnh vực đấu thầu, ví dụ đấu thầu xây dựng cơ bản.
  • Ràng buộc hiệu lực của hợp đồng vào những sự kiện pháp lý trong tương lai.
  • Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi nếu nội dung của nó được phê duyệt bởi một cơ quan thứ 3, ví dụ hợp đồng mua bán nhà đất chỉ có hiệu lực khi được công chứng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Hợp đồng phải tuân thủ những hình thức nhất định chí có hiệu lực khi đã đáp ứng các yêu cầu về hình thức đó, ví dụ đã được lập bằng văn bản, hoặc văn bản đã được công chứng, hoặc văn bản hợp đồng đã được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.2.           Các điều kiện để hợp đồng thương mại có hiệu lực

Cũng tương tự như hợp đồng dân sự, một hợp đồng thương mại có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Người tham gia giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
  • Người tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.
  • Nếu pháp luật quy định hợp đồng phải tuân thủ những hình thức nhất định, ví dụ phải được lập thành văn bản, hoặc văn bản đã được công chứng, hoặc văn bản hợp đồng đã được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu tuân thủ các hình thức này ( Điều 122 BLDS 2005).

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến