M&A – Tư vấn mua công ty của Luật sư
1. Tại sao phải mua công ty?
Có bao giờ bạn tự hỏi: Doanh nghiệp mình sẽ làm gì với tiềm lực tài chính hiện nay bên cạnh phương án tự mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư và gửi ngân hàng? Giữa phương án tự mở rộng sản xuất kinh doanh hay tự đầu tư so với phương án mua doanh nghiệp chiến lược hiện hữu thì phương án nào hiệu quả hơn? Đây là một trong những vấn đề lớn mà không ít doanh nghiệp phải đối mặt khi giải bài toán hiệu quả vốn. Vậy đâu là giải pháp?
Một trong những phương án hữu hiệu đối với doanh nghiệp, đặc biệt vào thời điểm hiện nay, là thực hiện mua công ty. Thông qua mua công ty, doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời gian nhanh nhất nhưng hiệu quả bằng phương thức góp vốn hoặc mua thôn tính đối thủ, hay chỉ đơn thuần là đầu tư tài chính để giải bài toán hiệu quả vốn bằng cách góp vốn vào các công ty tiềm năng, tùy theo chiến lược doanh nghiệp.
2. Các công việc cơ bản của quá trình mua công ty
Việc thực hiện mua công ty thường qua các bước sau:
• Nhận dạng cơ hội đầu tư
• Nhận dạng công ty tiềm năng để thực hiện M&A
• Thẩm định chi tiết doanh nghiệp
• Định giá công ty
• Lập kế hoạch M&A
• Đàm phán/thỏa thuận giao dịch
• Thực hiện giao dịch
• Lập kế hoạch hậu M&A
3. Đâu là giải pháp?
SIC có thể hỗ trợ doanh nghiệp tư vấn thực hiện quá trình mua công ty từ lúc nhận dạng cơ hội đầu tư đến lúc hoàn tất các thủ tục giao dịch M&A, thực hiện giao dịch và lập kế hoạch hậu M&A. Trong các bước thực hiện mua công ty ở trên, giai đoạn thẩm định chi tiết, định giá công ty và lập kế hoạch hậu M&A là các giai đoạn khó khăn nhất của giao dịch M&A, phụ thuộc nhiều vào tính chuyên nghiệp của tư vấn.Luật Bắc Việt có thể hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản này, bên cạnh Luật Bắc Việt sử dụng các mô hình định giá công ty phổ biến trên thế giới.
4. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện tư vấn mua công ty từ theo yêu cầu của khách hàng và tùy theo quy mô M&A và phạm vi công việc mà doanh nghiệp/nhà đầu tư yêu cầu.
5. Các bước thực hiện tư vấn
• Bước 1: nhận dạng yêu cầu của doanh nghiệp, phạm vi công việc
• Bước 2: Luật Bắc Việt đề xuất phương án thực hiện
• Bước 3: Hai bên (doanh nghiệp và Luật Bắc Việt ) thống nhất phương án triển khai; tiến hành ký kết hợp đồng
• Bước 4: Thực hiện hợp đồng
• Bước 5: Nghiệm thu và thanh quyết toán hợp đồng
Bình luận
Bình luận bằng Facebook