/ / / /

M&A - cơ hội mới cho đầu tư


M&A - cơ hội mới cho đầu tư
Xu thế mua bán & sáp nhập DN (M&A) đang diễn ra tại Việt Nam, tuy nhiên ít ai ngờ xu thế này lại đến nhanh đến thế. Nguyên nhân được nhiều chuyên gia kinh tế chỉ ra là do lạm phát gia tăng, chính sách thắt chặt thị trường tài chính, thị trường chứng khoán suy giảm... Sức ép đó đã khiến cho nhiều DN phải hợp tác để tồn tại. Theo các chuyên gia kinh tế chính điều này, những DN này đang là cơ hội, đối tượng của không ít nhà đầu tư.
 Cái khó “ló” cơ hội
Năm 2006, hoạt động M&A trở nên sôi động. Việt Nam có 32 vụ M&A với tổng  giá trị 245 triệu USD. Năm 2007 con số này cũng tăng thêm vài lần. Theo dự báo, tốc độ phát triển của thị trường M&A sẽ tăng 30 -40%/năm. Những vụ M&A được nhắc đến trong thời gian qua đã cho thấy sự gia tăng của xu thế này. Đáng chú ý là việc Ngân hàng Eximbank bán 17,8% cổ phiếu cho 16 đối tác chiến lược với giá trị lên tới 248 triệu USD; Indochina Capital mua 20% cổ phiếu của Cty cổ phần địa ốc Hoàng Quân... Gần đây, giới đầu tư tiếp tục chứng khiến những thương vụ M&A thành công như Công ty cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Công ty Daiichi (Nhật Bản) mua lại toàn bộ Bảo Minh CMG, Vinaland mua lại 52% cổ phần của Omni Saigon và 70% Hilton Hà Nội; Công ty Anco mua lại nhà máy sữa Nestle...  HSBC ngân hàng nước ngoài đầu tiên được chấp thuận mua 15% cổ phần của Techcombank; Deutsche Bank cũng đạt được thỏa thuận mua 20% cổ phần của Habubank. Không còn nghi ngờ gì về xu thế M&A tại Việt Nam đang gia tăng. Tuy nhiên, điều này đến hơi sớm hơn so với mong đợi. Theo các chuyên gia kinh tế, chính những khó khăn đã nhắc đển ở trên là nhân tố sàng lọc DN, thúc đẩy DN hợp tác cùng tồn tại. Theo số liệu điều tra của Công ty First Asia Limited, hơn 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam phải đóng cửa hoặc chuyển nhượng sau 6 năm hoạt động. Lý do là kinh doanh thua lỗ, không thích nghi được với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư…Các chuyên gia kinh tế khẳng định nhu cầu sáp nhập, bán DN sẽ ngày càng lớn. Trong khi đó, kinh tế phát triển, khả năng tích tụ kinh tế cao hơn, nguồn vốn trong dân dồi dào, hoạt động kinh doanh được thúc đẩy, hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài cũng đang đổ vào Việt Nam. Bởi vậy, nhu cầu đầu tư cũng ngày một lớn hơn. Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế cũng đang mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán không còn dễ dàng như trước…Tất cả những yếu tố này tạo nên một nhu cầu lớn về M&A ở thị trường Việt Nam. M&A hướng vào DNVVN Mặc dù M&A đang phát triển nhanh nhưng hầu như những thương vụ này chỉ thành công với những đối tác là DNNVV. Điều này cũng phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Theo ông Đức, các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Khả năng tài chính hạn chế, không đủ năng lực tận dụng những cơ hội do hội nhập mang lại. Trong khi đó, các quỹ đầu tư, DN lớn ở trong và ngoài nước có năng lực tài chính, có kinh nghiệm… lại đang mở rộng địa bàn, lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng từ đầu một DN không phải là giải pháp hữu hiệu đối với một thị trường mới. Bởi vậy, những DNNVV kể trên là đối tượng ưu tiên số 1. Hơn nữa, quá trình CPH đã tạo điều kiện cho những nhà đầu tư này cơ hội đầu tư hấp dẫn. Đó là còn chưa nói đến việc không ít DN được thành lập để đón những luồng đầu tư nước ngoài, sẵn sàng được bán khi có đề nghị hấp dẫn – ông Đức nói. Việc liên kết hoặc mua lại một doanh nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường nhanh hơn thay là xây dựng một DN từ A-Z. Một chuyên gia kinh tế nhận định, hàng chục nghìn DN được thành lập mỗi năm nhưng không nhiều trong số đó tồn tại được, chỉ cần bỏ vốn, công nghệ và kỹ năng quản trị là có thể sở hữu một DN mà người khác đã phải tốn công sức xây dựng. Sàn giao dịch về mua bán công ty, mua bán doanh nghiệp cũng đón bắt cơ hội này. Đã có hàng trăm DN lên sàn tìm đối tác. Tuy nhiên, quan sát tại những sàn này, hầu hết những DN tìm đối tác đều là DNVVN. Lý giải về điều này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thông thường khi phát triển đất mức độ nhất định thì mới phát sinh nhu cầu tập trung kinh tế. Tuy nhiên, điều này đến hơi sớm so với DN Việt Nam, có thể do sự tác động và những đề nghị hấp dẫn từ phía đối tác nước ngoài hoặc các đối tác trong nước nhìn nhận thấy tiềm năng, cơ hội đầu tư khi mở cửa cho dòng vốn ngoại. Chính vì vậy, Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng một Nghị định về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài nhằm tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài, thống nhất một số quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, minh bạch về mặt thủ tục.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến