/ / / /

Nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam dưới hình thức nào?


Nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam dưới hình thức nào?

Các công ty chứng khoán nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam dưới hình thức nào?

Việt Nam cam kết cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động chứng khoán ở Việt Nam dưới các hình thức và điều kiện sau đây:

  • Văn phòng đại diện (với điều kiện các văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời trực tiếp);
  • Liên doanh với đối tác Việt Nam (với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49%);
  • Doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn nước ngoài (kể từ 11/1/2012);
  • Chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài (kể từ 11/1/2012 và kèm theo điều kiện hoạt động của chi nhánh chỉ giới hạn ở cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản, thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan.

Những văn bản pháp lý tham khảo trong bài viết:

  • Luật Đầu tư 2014;
  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010, Nghị định 60/2015/NĐ-CP;
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO, các Hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đã ký kết (giữa Việt Nam với các quốc gia: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Chile…).

Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để được góp vốn vào công ty kinh doanh chứng khoán:

  • Điều kiện về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên:
    • Về hình thức đầu tư: góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty kinh doanh chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài: Căn cứ vào Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO, nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đã có thể sở hữu 100% vốn của công ty kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định 58/2012/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 60/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau đây để sở hữu 100% vốn của công ty kinh doanh chứng khoán:
    • Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp;
    • Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;
    • Các điều kiện khác được nêu tại khoàn 6 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không đáp ứng các điều kiện nêu trên hoặc là cá nhân thì chỉ được sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Do kinh doanh chứng khoán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên khi tiến hành góp vốn, nhà đầu tư phải tiến hành đăng ký góp vốn tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký góp vốn gồm có:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài ủy quyền cho người khác thực hiện thì cần có giấy ủy quyền hoặc ủy quyền thông qua hợp đồng dịch vụ.

Trình tự thủ tục đăng ký góp vốn:

  • Nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; Phòng đăng ký đầu tư sẽ xem xét và ra thông báo chấp thuận nếu việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài là hợp lệ. Trường hợp việc góp vốn không hợp lệ, Phòng đăng ký đầu tư sẽ ra văn bản nêu rõ lí do.

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 05/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành;
  • Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ( được sửa đổi bởi Thông tư 32/2016/TT-NHNN)

Đối tượng thực hiện: Nhà đầu tư nước ngoài ( Tổ chức, cá nhân) là người không cư trú thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam;


Hình thức đầu tư gián tiếp:

  • Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
  • Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM) và thị trường chứng khoán niêm yết và không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
  • Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không trực tiếp tham gia quản lý) trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.

Phạm vi tài khoản vốn đầu tư gián tiếp:

  • Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mở một tài khoản tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh và hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối. Trường hợp, nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép khác thì phải phải đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới.
  • Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng tiền đồng Việt Nam chỉ được sử dụng để thực hiện các loại giao dịch sau :

Các giao dịch thu:

  • Thu từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;
  • Thu từ chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khoán và các giấy tờ có giá khác, nhận cổ tức, lãi từ trái phiếu và giấy tờ có giá phát sinh bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam;
  • Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép;
  • Thu chuyển khoản từ tài khoản của công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài (áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam dưới hình thức ủy thác đầu tư);
  • Các giao dịch thu hợp pháp khác bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Các giao dịch chi:

  • Chi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam;
  • Chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển vốn, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài;
  • Chi thanh toán các chi phí hợp pháp phát sinh tại Việt Nam;
  • Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép;
  • Chi chuyển khoản sang tài khoản của các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài (áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam dưới hình thức ủy thác đầu tư);
  • Các giao dịch chi hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp

  • Giấy đăng ký mở tài khoản thanh toán (theo mẫu của Tổ chức tín dụng quy định)
  • Giấy tờ chứng minh tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;

Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.

Các ngành nghề cấm đầu tư: kinh doanh các chất ma tuý, các loại hóa chất, khoáng vật, mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mại dâm, mua bán người, hoạt động sinh sản vô tính trên người.

Các hình thức đầu tư hiện nay: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP, Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Theo Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 về giải thích từ ngữ, thì nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa tại khoản 19 điều 3 Luật đầu tư năm 2020 như sau:

“ Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

Đồng thời, Luật còn định nghĩa, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.


Chứng khoán có các thuộc tính sau:

Thứ nhất, chứng khoán có tính thanh khoản, nghĩa là chứng khoán có thể được chuyển đổi thành tiền mặt;

Thứ hai, chứng khoán có tính sinh lời, nghĩa là chứng khoán có khả năng tạo thu nhập cho chủ sở hữu;

Thứ ba, chứng khoán có tính rủi ro, nghĩa là việc sở hữu, mua bán chứng khoán có thể làm giảm thu nhập của chủ sở hữu.

Quy định của pháp luật các nước về các loại chứng từ có giá là chứng khoán không hoàn toàn giống nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chứng khoán bao gồm: cổ phiếu; trái phiếu; chứng chỉ quỹ đầu tư, các loại chứng khoán khác.

Quyển và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành phụ thuộc vào loại chứng khoán. Ví đụ. Người sở hữu cổ phiếu vừa có quyền hưởng lợi vừa có quyền sở hữu chủ đối với tổ chức phát hành còn người sở hữu trái phiếu chỉ có quyền hưởng lợi (thu nhập) từ tổ chức phát hành.

Chứng khoán phát hành ra công chúng có thể ghi danh (có ghi tên người sở hữu) hoặc vô danh (không ghi tên người sở hữu).

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến