/ / / /

Quy trình thủ tục hợp đồng chuyển giao công nghệ


Quy trình thủ tục hợp đồng chuyển giao công nghệ

Quy trình thủ tục hợp đồng chuyển giao công nghệ tư vấn cho tôi về quy trình, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam.

Tôi có tìm đọc ở một số tài liệu nhưng chưa được rõ lắm. Mong chuyên mục trả lời sớm cho tôi. Chân thành cảm ơn. (Câu hỏi của bạn đọc Bùi Sỹ Hoàng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh).

Trả lời: Quy trình, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam: Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận đăng ký đối với:

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán trên 1 tỷ đồng Việt Nam;

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Sở khoa học và công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bên nhận công nghệ đăng ký hoạt động kinh doanh, xác nhận đăng ký :

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam có tổng giá trị thanh toán từ 1 tỷ đồng Việt Nam trở xuống;


Các hồ sơ cần khi đăng ký:

1. Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng

2. Hợp đồng đã được các bên ký kết và đóng dấu (nếu đối tượng tham gia là pháp nhân) và các Phụ lục (nếu có) có ký tắt của các bên (hoặc đóng dấu giáp lai nếu đối tượng tham gia là pháp nhân) vào tất cả các trang của Hợp đồng và Phụ lục.

3. Bản tóm tắt về nội dung công nghệ được chuyển giao (hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án).


Các văn bản xác nhận :

1. Tư cách pháp lý của các bên tham gia Hợp đồng (Giấy phép hoạt động);

2. Tư cách pháp lý của người đại diện của các bên tham gia Hợp đồng;

3. Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trong trường hợp có chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

4. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành) quyết định chấp thuận đối với Hợp đồng chuyển giao công nghệ (trong trường hợp Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh);

5. Biên bản của Hội đồng Quản trị bên nhận nhất trí chấp thuận Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong trường hợp bên nhận có vốn nhà nước và Điều lệ của bên nhận quy định Hội đồng Quản trị phải nhất trí thông qua đối với kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm của bên nhận; Chứng thư đánh giá, giám định công nghệ thuộc Danh mục các lĩnh vực công nghệ bắt buộc phải có chứng thư đánh giá, giám định do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành.


Trình tự thủ tục:

1. Hồ sơ đề nghị đăng ký Hợp đồng gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, không chậm quá 90 ngày, kể từ ngày hai bên ký Hợp đồng;

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ;

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì các bên tham gia Hợp đồng phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ sửa đổi, bổ sung hợp lệ nếu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung tiếp thì cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ;


Lưu ý: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về việc đăng ký Hợp đồng, nếu các bên tham gia Hợp đồng không đáp ứng các yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn đề nghị đăng ký không có giá trị.


Thời hạn trả lời hồ sơ: Thông thường là: 15 ngày làm việc Cơ quan thanh, kiểm tra: BKHCN và các cơ quan bộ, ngành có liên quan;


Quy định của Luật về các Hợp đồng chuyển giao công nghệ sau đây phải đăng ký :

1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;

2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có giá trị từ 500 triệu đồng Việt Nam trở lên. Lưu ý: Đối với các hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng, bên giao và bên nhận có thể tự nguyện đăng ký để hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về chuyển giao công nghệ.


Các văn bản áp dụng:

1. Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ;

2. Nghị định số 16/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ;

3. Thông tư 139/1998/TTLT/BTC-BKHCNMT hướng dẫn chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Luật sư Vũ Ngọc Dũng, Công ty tư vấn Bắc Việt Luật, www.bacvietluat.vn. Chuyên trang hợp đồng: http://hopdongkinhte.vn

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến