Thành lập Công ty mua bán nợ “khủng”: Lợi cho ai?
Thành lập Công ty mua bán nợ “khủng”: Lợi cho ai?
Các ngân hàng sẽ là người đầu tiên hưởng lợi vì thoát khỏi “cục nợ” do mạo hiểm tham gia nắm giữ chứng khoán, bất động sản...Đăng đàn tại Quốc hội mới đây, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói đang kết hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Đề án thành lập Cty mua bán nợ quốc gia với số vốn “khủng” đang tạo ra nhiều tranh luận
Ngân hàng đang ôm “cục nợ” lớn
Từ 3,6% hồi cuối năm 2011, nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) vừa được thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố, đã tăng lên tới 10%. Theo các chuyên gia, nợ xấu thực tế của các NHTM có thể còn lớn gấp rưỡi con số trên.
Theo báo cáo "Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế" do Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố gần đây, tỷ lệ nợ xấu ước tính cao gấp 3-4 lần tỷ lệ của Ngân hàng Nhà nước công bố. Ông Quách Mạnh Hào, một trong những tác giả báo cáo cho biết, nợ xấu thực sự phải là 8,25-14% tổng giá trị tài sản. Ông Hào cho biết, ông tính toán tỷ lệ này dựa trên số liệu của 41 ngân hàng thương mại, và đã loại bỏ các khoản nợ của Vinashin, Vinalines, và của các doanh nghiệp nhà nước tương tự.
Nợ xấu lớn đang làm cho chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên rất cao. Từ đó khiến nhiều NHTM không muốn giãn nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đại diện một số ngân hàng thừa nhận đang “ôm” một khoản nợ xấu nên phải giữ lãi suất cho vay cao hơn thị trường khoảng 2-3%. Sở dĩ có “cục nợ” như vậy là bởi không ít ngân hàng và nhiều ông chủ, một thời gian dài chạy theo lợi nhuận lớn, giải ngân những khoản khổng lồ tại hai lĩnh vực đầu tư nóng là chứng khoán và bất động sản.
Mua nợ xấu không còn là lý thuyếtCông ty cổ phần Thủy sản Bình An, (Bianfishco) tái hoạt động trở lại nhà máy chế biến thủy sản sau thời gian 3 tháng tạm ngưng hoạt động. Theo các chuyên gia kinh tế, sự hồi sinh của Bình An có thể xem là một tín hiệu lạc quan cho thấy, xu hướng mua lại nợ xấu để cứu doanh nghiệp (DN) không còn là lý thuyết mà đã thực sự được đi vào thực tế. |
Sao không phát huy các tổ chức mua bán nợ hiện cóBên cạnh DATC (Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, thuộc Bộ Tài chính), tại Việt Nam đang có 18 công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại. Lâu nay các tổ chức tín dụng vẫn mua bán nợ vòng vèo lẫn nhau, sôi nổi nhất là trước các kỳ chốt sổ sách kế toán của quý hay năm tài chính. Mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng bấy lâu nay không giải quyết được các khoản nợ xấu mà nó chỉ giúp ngân hàng đánh bóng số liệu. Bây giờ, thành lập thêm một công ty mua bán nợ mới, liệu có phải đường đi ngắn nhất và hiệu quả cho việc giải quyết nợ. Ông Phạm Mạnh Thường - Phó tổng giám đốc DATC, nói rằng, các công ty mua bán nợ của ngân hàng không đủ lực cả về tài chính, cơ chế hoạt động và kỹ năng xử lý các khoản nợ xấu ở các ngân hàng và doanh nghiệp hiện nay. Thay vì lập công ty mua bán nợ mới, Chính phủ hoàn toàn có thể tăng vốn điều lệ cho DATC (đang là 2.481 tỷ đồng) lên để đảm nhận việc này. DATC từ trước tới nay vẫn hoạt động theo cách rất nhà nước là thận trọng và chỉ tiếp nhận các khoản nợ an toàn cao, hoặc một số khoản nợ theo chỉ định từ các doanh nghiệp giải thể. Chính phủ Hàn Quốc khi xử lý khủng hoảng kinh tế cũng đã thành lập một Quỹ xử lý nợ xấu do Kamco quản lý và sử dụng và đã thành công. Tại sao mô hình quỹ đó không phải DATC hay SCIC (Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) lâu nay chưa thể hiện hết vai trò của mình? |
Bình luận
Bình luận bằng Facebook