/ / /

Ai vơ vét thuỷ sản nhà Đoàn Văn Vươn?


Ai vơ vét thuỷ sản nhà Đoàn Văn Vươn?
- Chủ tịch xã Vinh Quang cho biết: UBND xã Vinh Quang chưa nhận bàn giao thực địa khu đầm thu hồi của hộ Đoàn Văn Vươn. Còn trưởng CA xã nói chính gia đình anh Vươn bắt thuỷ sản trước khi bị cưỡng chế... Trao đổi với báo chí ngày 31/1, Chủ tịch xã Vinh Quang, ông Lê Thanh Liêm cho biết: đến nay, sau gần một tháng kể từ khi UBND huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế thu hồi đầm của hộ anh Đoàn Văn Vươn, UBND xã Vinh Quang vẫn chưa nhậm bàn giao thực địa diện tích 19,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản. Đây là diện tích bị cưỡng chế theo QĐ thu hồi số 471.
Chủ tịch xã Vinh Quang cho biết: UBND xã Vinh Quang chưa nhận bàn giao thực địa khu đầm thu hồi của hộ Đoàn Văn Vươn.
Ông Liêm cho hay: chính quyền địa phương mới chỉ nhận được một thông báo từ UBND huyện Tiên Lãng đề nghị chính quyền xã Vinh Quang cử lực lượng chức năng ra bảo vệ hiện trường. Về thông tin, có nhiều người lạ mặt cùng ông Vũ Văn Kết (xã Tiên Hưng) – cũng là một hộ nuôi trồng thủy sản khác xuất hiện tại khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, những đối tượng này đã có nhiều hành vi cản trở hoạt động tác nghiệp của cơ quan báo chí, cản trở hoạt động bình thường của người dân. Ông Liêm giải thích: trên địa bàn xã không có chủ đầm nào là Vũ Văn Kết, cũng có thể chủ đầm này tự thỏa thuận với người dân để làm kinh tế khu vực đầm nhưng không làm việc với xã nên xã chưa nắm được. Ông Liêm cho biết thêm, UBND xã đã hợp đồng thuê ông Vũ Văn Hội, nguyên cán bộ đoàn xã Vinh Quang để tăng cường bảo vệ khu đầm trong thời gian tết Nhâm Thìn. Hợp đồng thuê được CA xã ký với ông Vũ Văn Hợp. Trong khi đó, ông Vũ Văn Bốn, trưởng CA xã Vinh Quang lại thông tin: Công an xã không có chức năng thuê người làm bảo vệ, CA xã Vinh Quang cũng không thuê ai làm bảo vệ! Theo ông Bốn: thực hiện sự phân công của UBND xã Vinh Quang, lực lượng công an xã tiếp quản đầm từ khi cưỡng chế xong. Hiện tại, lực lượng công an xã vẫn đang tiếp quản. Mỗi ngày có 3 đến 5 công an viên quản lý ở đầm. Về việc hàng tấn thủy hải sản đến tuổi thu hoạch trong đầm của gia đình Đoàn Văn Vươn bị các đối tượng lạ vơ vét bằng kích điện, te điện…, trưởng công an xã cho hay: Không có việc đầm nhà ông Vươn bị mất trộm cá. "Gia đình ông Vươn đã tự te kích điện đánh bắt cách đây một tháng trước khi cưỡng chế. Không thấy anh em làm nhiệm vụ quản lý tại đầm báo cáo lại sự việc mất trộm cá này" - ông Bốn nói. Trước đó, khẳng định với VietNamNet, chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn), chị Nguyễn Thị Hiền (vợ Đoàn Văn Quý) cho biết: tổng số tiền mà anh Vươn, Quý mua con giống lên tới 400 triệu đồng, bao gồm giống cá vược (5.000 con); tôm sú; cá trắm (7.000 con); cua giống ở đầm trong do Đoàn Văn Quý thả 3.000 con giống; khu vực đầm ngoài, Đoàn Văn Vươn thả hàng vạn cua giống. Số thủy sản này được thả nuôi vào khoảng tháng 2/2011. Theo kế hoạch của gia đình chị, thời điểm khai thác vào cuối năm 2011, thời điểm cận tết vì giá cả thủy sản cao hơn.
Hàng tấn thủy hải sản đến tuổi thu hoạch trong đầm của gia đình Đoàn Văn Vươn bị các đối tượng lạ vơ vét bằng kích điện, te điện…
Tuy nhiên, 2 gia đình này chưa kịp khai thác thì xảy ra sự việc cưỡng chế như đã biết. Chị Hiền xót xa: “Chưa bao giờ chúng em sử dụng phương tiện đánh bắt bằng điện để khai thác thủy sản trong đầm, vì như thế là hủy diệt môi trường, hủy diệt trứng của các loại thủy sản trong tự nhiên. Em chỉ lo, mai này mà được trả lại đầm, chắc chẳng còn loài nào sống sót, vì nó đã bị kích điện, te điện diệt hết cả từ khi còn trong trứng nước!”. Ngoài ra, đầm còn có rất nhiều tôm lược, tôm giảo (tôm có trong tự nhiên) và tép. Những năm trước, kể từ khi huyện Tiên Lãng ban hành quyết định thu hồi đầm kèm theo thông báo các hộ không được đầu tư, nguồn thủy sản tự nhiên (tôm lược, tôm giảo và tép…) là nguồn thu chính của các chủ đầm.
Hải Phòng đã từng bồi thường 271 triệu cho Đoàn Văn VươnTheo giải thích của ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng: Căn cứ để huyện ra quyết định thu hồi đất là hết thời hạn giao đất. Cũng chính vì vậy huyện không tính toán bồi thường công bồi trúc, hạ tầng kỹ thuật được người dân đầu tư vào đất. Tuy nhiên, trước đó năm 2005, UBND TP. Hải Phòng đã có quyết định thu hồi đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng để giao cho Thành đoàn Hải Phòng triển khai Dự án “xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nuôi tôm xuất khẩu”, Ban đền bù thành phố Hải Phòng có tiến hành đền bù. Theo quyết định thu hồi đất này, gia đình anh Vươn bị thu hồi hơn 4,8 ha đất trong số 40,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản tại khu Cống Rộc. Khu đất bị thu hồi được xác định đất nông nghiệp hạng 5, loại đất nuôi trồng thủy sản. Khi đó, lãnh đạo UBND TP Hải Phòng đã đồng ý phê duyệt phương án đền bù. Theo phương án bồi thường, chỉ với hơn 4,8 ha đất nuôi trồng thủy sản bị thu hồi, hộ anh Vươn đã được bồi thường 271 triệu đồng. Các hạng mục như khối lượng đắp bờ bao, nhà chòi, cống nải, chi phí cải tạo đầm... đều được bồi thường, thậm chí được hỗ trợ cả về lao động.
Kiên Trung

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến