/ / / /

M&A - Các điều kiện cho hoạt động M&A tại Việt Nam


M&A - Các điều kiện cho hoạt động M&A tại Việt Nam
Sự phát triển nóng của nền kinh tế, việc gia nhập WTO của nước ta, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp tạo điều kiện hiệu thuận lợi thúc đẩy hoạt động M&A. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gặp không ít khó khăn khi thực hiện bởi sự thiếu rõ ràng trong các quy định pháp luật, thiếu kiến thức về M&A của các doanh nghiệp và không nhiều các bên tư vấn, môi giới hỗ trợ cho hoạt động này. Thứ nhất: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và không ít doanh nghiệp phá sản. một trong những giải pháp để có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn hậu khủng hoảng là giải pháp liên minh chiến lược, mua lại sáp nhập để tận dụng sức mạnh của các bên và vị thế trên thương trường. Thứ hai: Cùng với lộ trình gia nhập WTO, năm 2010 là năm Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong vài ba năm trở lại đây các lĩnh vực diễn ra M&A sôi động nhất tập trung vào các ngành tài chính, ngân hàng, CNTT – VT, bán lẻ, hàng tiêu dùng. Thứ ba: là cạnh tranh gay gắt trên thị trường tập trung vào ngành ngân hàng với và ngành CNTT – VT. Nhiều doanh nghiệp khai thác thị trường chồng chéo làm lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả kinh doanh, vì vậy các doanh nghiệp nhỏ cần sáp nhập để tồn tại trên thị trường, còn các doanh lớn cũng tìm cách mua lại các công ty tiềm năng để mở rộng thị trường và chớp lấy cơ hội kinh doanh, điển hình như Viettel, FPT, KBC, Massan, Vinamilk. Thứ tư: là các doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa và tái cấu trúc. Một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả trong thời gian qua tìm cách cắt giảm các mảng kinh doanh kém hiệu quả để tập trung vào linh vực chính (EVN). Nhiều DN trên lộ trình cổ phần hóa (Mobifone, Vinafone) hứa hẹn sẽ là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư mua lại hoặc chào mua trên sàn. Thứ năm: là những biến động mạnh của kinh tế Việt Nam thời gian qua như lạm phát có dấu hiệu tăng, giá vàng và tỷ giá tăng, thị trường CK xuống đáy đem lại rủi ro cho cách kênh đầu tư. Trong tình hình chứng khoán đi xuống và các kênh đầu tư khác tiềm ẩn những rủi ro thì M&A là phương án được sử dựng nhằm tận dụng khi giá cổ phiếu đi xuống và lợi thế khi định giá công ty. Thứ sáu: M&A tìm lại thế cân bằng. Những năm qua chứng kiến dấu hiệu lớn mạnh của các DN trong nước với vai trò là người đi mua và chiếm tỷ trọng lớn. Thậm chí 1 vài DN nước ngoài có những dấu hiệu thoái vốn tại thị trường Việt Nam ở những mảng kinh doanh kém hiệu quả hoặc bị cạnh tranh gay gắt. Thứ bảy: là khung pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn rời rạc, chưa thống nhất và chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Hoạt động M&A đang căn cứ vào các luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật cạnh tranh và 1 số quy định khác và chưa có khung pháp lý hay ít nhất là hướng dẫn riêng biệt, đặc thù. Các DN vẫn phải tự “dò đá qua sông” để  thực hiện M&A. điều này làm chậm hoặc kém thông thoáng cho M&A, tiềm ẩn những rủi ro pháp lý cho DN (trích dẫn văn bản) Thứ tám: Các DN Việt Nam, đặc biệt là những DN lớn đã từng bước chủ động tiếp cận với hoạt động M&A như 1 loại hình đầu tư chiến lược nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn không ít những DN thiếu hiểu biết về HĐ này, thụ động trong việc tiếp cận M&A, chưa nhận thức được rủi ro cũng như cơ hội trong M&A. Những khó khăn về quy trình quản trị M&A, khung pháp lý, hoạt động môi giới M&A, tâm lý đối với M&A đã khiến nhiều DN còn nhiều e ngại khi tiếp cận M&A. Thứ chín: là các công ty và hoạt động hỗ trợ cho M&A ở Việt Nam còn nhiều mới mẻ, sơ khai, chưa đa dạng. Ngoài PWC có theo dõi M&A Việt Nam hàng năm còn có thêm Manetwork, IDJ và Avalue. Điều này khiến cung cầu và thông tin chưa đầy đủ, các cơ hội cũng như quy trình hỗ trợ đối với M&A còn chưa được khai thác triệt để. Tất cả những điều kiện về môi trường kinh doanh cũng như môi trường pháp lý trên mang lại những cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động M&A trong những năm tới, là cơ sở tham khảo quan trọng cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư chủ động M&A thành công hơn.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến