/ / / /

Thương hiệu và định giá thương hiệu trong M&A


Thương hiệu và định giá thương hiệu trong M&A ở các thương vụ của Việt Nam dưới góc nhìn Luật sư.

Khái niệm về thương hiệu ở Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố bỡ ngỡ. Việc tích lũy tài sản phải được kéo dài với một quá trình. Quá trình đó phải có lộ trình xây dựng, hình thành và phát triển thương hiệu.  Khi một chủ thể xác định là có tài sản vô hình phải có một thời gian dài tích lũy. Muốn xác nhận được quyền sở hữu của mình về tài sản vô hình thì chủ sở hữu phải có bằng chứng chứng minh rằng mình có tài sản thương hiệu.


Tài sản thương hiệu khi định giá phải xuất trình được những xác nhận quyền sở hữu như:

– Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa

– Văn bằng bảo hộ về Bản quyền tác giả

– Văn bằng bảo hộ Sáng chế

– Văn bằng bảo hộ về những kiểu dáng công nghiệp….

Tài sản vô hình phải được sự công nhận, bảo hộ của pháp luật. Văn bằng bảo hộ độc quyền của doanh nghiệp là một căn cứ pháp lý quan trọng. Tất nhiên văn bằng bảo hộ phải còn hiệu lực pháp luật, không thể chỉ là thương hiệu mơ hồ. Thương hiệu phải được xác nhận bằng Luật pháp, cái mà chúng ta gọi là Quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy để định giá được tài sản vô hình khi thực hiện các thương vụ M&A ( Mua bán và sáp nhập ) thì khẳng định được đó là quyền của mình. Bảo đảm công bằng cho các bên tham gia giao dịch thương hiệu.

Bên mua và bên bán thường mơ hồ trong nội dung về Tài sản vô hình, hay còn gọi là Thương hiệu của công ty. Về mặt nhận thức nhiều đơn vị còn chưa có nhiều kiến thức để tiến hành một cuộc ” định giá sơ bộ” hay nói cách khác là một sư ” soát xét” trên góc cạnh tài liệu đối với những đề xuất về giá trị thương hiệu. Việc đưa giá trị thương hiệu tính vào tài sản của các thương vụ giao dịch mua bán M&A thực sự chưa nhiều bởi vị thế ” cho không” của các bên tham gia trong vụ việc và bởi tính chất không mấy quan tâm của các bên về ” giá trị thương hiệu”.

Đây thường là điều ngược lại của các Doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia các giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Kỳ thực thì ở nước ngoài, nước phát triển vấn đề tài sản hữu hình lại không phải là tài sản chiếm ưu thế trong mỗi thương vụ. Hầu như họ bán thương hiệu. Thương hiệu mang lại thu nhập và giá trị lớn nhất trong các thương vụ M&A đình đám. Điều đó khiến cho chúng ta cần thức tỉnh một nhận thức khác hơn về giá trị tài sản vô hình trong các giao dịch sau này.

Thương hiệu vẫn được xem là một nòng cốt, nòng cốt đó tạo nên giá trị lớn của những thương vụ M&A mà được quan tâm săn sóc bởi thương hiệu mang lại giá trị kinh tế cao hơn khi được sở hữu thương hiệu đó bởi bên mua.

Các bạn có nhu cầu tư vấn Luật pháp về M&A hoặc tư vấn thương vụ xin liên hệ với Luật sư Vũ Ngọc Dũng ( www.vungocdung.info )

Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng ( MBA) – NCS tiến sĩ Luật học về M&A – Giám đốc Công ty Bắc Việt

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến