/ / /

Cam kết cụ thể của Việt Nam về các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu?


Cam kết cụ thể của Việt Nam về các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu?
Việt Nam cam kết từ thời điểm gia nhập WTO sẽ không áp dụng mới và không áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu không phù hợp với quy định của WTO. Các nhóm cam kết cụ thể Ngoài các trường hợp hạn chế định lượng vì lợi ích công cộng phù hợp với WTO, Việt Nam cam kết như sau:
    • Về việc bãi bỏ các biện pháp hạn ngạch đang được áp dụng trước thời điểm gia nhập:
  • Bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may kể từ thời điểm gia nhập;
  • Bãi bỏ tất cả các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu trừ hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô và đường tinh luyện, muối;
    • Về việc bãi bỏ các biện pháp cấm nhập khẩu đang được áp dụng trước thời điểm gia nhập:
  • Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà với điều kiện là việc nhập khẩu chỉ được thực hiện bởi một doanh nghiệp duy nhất là VINATABA và phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tự động;
  • Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu đối với khẩu ô tô cũ không quá 5 năm sử dụng (việc nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Công Thương, chỉ làm thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu);
  • Cho phép nhập khẩu đối với các phần mềm, thiết bị mã hoá thuộc diện tiêu dùng đại chúng (không liên quan đến bí mật quốc gia) (việc nhập khẩu không cần giấy phép của Bộ Công Thương, chỉ làm thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu);
  • Bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu đối với xe máy có dung tích từ 175 cm 3 trở lên từ ngày 31/5/2007 với điều kiện người điều khiển xe phải được cấp bằng lái theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và việc nhập khẩu phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu tự động.
    • Việc Nam được duy trì biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch thuế quan (thay thế cho giấy phép nhập khẩu trước đây, nếu có) đối với các mặt hàng sau đây:
  • Thuốc lá nguyên liệu;
  • Trứng gia cầm;
  • Đường thô và đường tinh luyện;
  • Muối
Hộp 3 - Giải thích một số biện pháp quản lý nhập khẩu Việt Nam áp dụng theo quy định WTO 1. Cấp phép nhập khẩu tự động : - Là biện pháp quản lý nhập khẩu thông qua giấy phép nhưng giấy phép này được cấp cho tất cả những thương nhân nào thỏa mãn điều kiện quy định cấp phép và không nhằm mục đích hạn chế số lượng nhập khẩu. - Trong chế độ cấp phép nhập khẩu tự động mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay, tất cả các thương nhân đều được cấp phép nhập khẩu nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
        • Có đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp;
        • Mặt hàng nhập khẩu không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu;
        • Thỏa mãn các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật nếu nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như dược phẩm, xăng dầu, thuốc lá nguyên liệu v.v...
2.Thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu: Là thủ tục mà theo đó nhà nhập khẩu chỉ cần làm thủ tục kê khai và nộp thuế với cơ quan hải quan ở cửa khẩu là hoàn thành việc nhập khẩu, không cần giấy phép của Bộ Công Thương. 3.Hạn ngạch thuế quan: Là biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu theo đó nếu lượng nhập khẩu dưới một mức nhất định (gọi là hạn ngạch) thì sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp còn nếu lượng nhập khẩu cao hơn hạn ngạch thì phần vượt quá vẫn được nhập khẩu nhưng sẽ bị áp thuế suất nhập khẩu cao hơn (trong khi biện pháp “hạn ngạch thông thường” thì chỉ cho phép nhập khẩu trong một hạn mức nhất định, quá hạn mức đó thì không được nhập khẩu nữa).

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến