/ / / /

Châu âu thông qua Luật MiCa về tiền điện tử có hiệu lực 2024


Châu âu thông qua Luật MiCa về tiền điện tử có hiệu lực 2024

1. EU bỏ 'lệnh cấm Bitcoin' khỏi dự thảo về tiền mã hóa

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) vừa lược bỏ một điều khoản gây tranh cãi trong dự luật quản lý tiền mã hóa đang được thảo luận tại Nghị viện châu Âu.

Theo coindesk, trong dự thảo mới nhất của luật “Các thị trường trong ngành tài sản tiền mã hóa” (dự luật MiCA), các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu đã lược bỏ một điều khoản mà nhiều người lo ngại sẽ dẫn đến lệnh cấm đối với tiền mã hóa có sử dụng cơ chế đồng thuận (Proof-of-Work - PoW), cụ thể ở đây là nhắm tới Bitcoin và Ethereum.

Theo kế hoạch, dự luật MiCA sẽ được trình bày và bỏ phiếu trước Nghị viện châu Âu vào ngày 28.2. Sau đó, ông Berger, người đứng đầu Ủy ban kinh tế tiền tệ thuộc EU (ECON), đã ra quyết định trì hoãn vì vướng nhiều phản đối. Tuy nhiên, trong một diễn biến mới nhất Berger đã xác nhận rằng đoạn 61 (9c) của dự luật đã bị loại bỏ khỏi dự thảo.

MiCA là dự luật được đánh giá sẽ định hình lại việc áp dụng tiền mã hóa ở châu Âu. Được khởi xướng từ tháng 9.2020, dự luật yêu cầu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thiết lập các quy tắc thống nhất dành cho các nhà cung cấp và tổ chức phát hành tài sản tiền mã hóa ở khu vực EU.

Ban đầu, MiCA nhận được sự chú ý từ phía cộng đồng tiền mã hóa bởi dự luật yêu cầu đến năm 2025, sẽ không có tài sản tiền mã hóa nào được phát hành, giao dịch hoặc thừa nhận trong EU nếu chúng sử dụng “cơ chế đồng thuận không bền vững với môi trường”. Để tránh rơi vào tình thế này, các tài sản tiền mã hóa sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững tối thiểu về môi trường.

Những người phản đối dự luật đã lên tiếng cho rằng lệnh cấm này tương đương với việc “khai tử” Bitcoin và Ethereum ở châu Âu.

Berger cho biết các cuộc thảo luận sẽ được tiếp tục. Và với động thái mới nhất này việc lưu trữ tài sản Bitcoin ở châu Âu vẫn được tạm xem là an toàn


2. Châu Âu thông qua quy định quản lý tiền kỹ thuật số

Nghị viện châu Âu thông qua quy định quản lý giao dịch tiền kỹ thuật số với số phiếu áp đảo, nhằm ngăn chặn việc sử dụng tiền kỹ thuật số cho các giao dịch bất hợp pháp.

Ngày 20-4, Nghị viện châu Âu thông qua quy định quản lý tiền kỹ thuật số với 517 phiếu thuận, 38 phiếu chống và 18 phiếu trắng.

Theo Hãng tin AFP, quy định mới nhằm đảm bảo cơ quan chức năng có thể truy vết tài sản tiền kỹ thuật số; ngăn chặn hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động tội phạm khác.

Các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền kỹ thuật số lớn phải bảo vệ tài sản của khách hàng và chịu trách nhiệm pháp lý nếu họ làm mất tài sản. Ngoài ra, họ sẽ phải tiết lộ mức tiêu thụ năng lượng, vì thường hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số thải ra lượng khí thải rất lớn.

Các bên hỗ trợ giao dịch tiền kỹ thuật số cũng phải đăng ký với cơ quan chức năng.Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ ban hành luật liên quan đến tiền kỹ thuật số, bao gồm các loại tiền như bitcoin và ethereum, cũng như các hoạt động liên quan đến tài sản số trên chuỗi khối (NFT).

Có ý kiến cho rằng tiền kỹ thuật số vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và còn nhiều nghi ngại về tương lai lâu dài của chúng.

Tuy nhiên, EU đang tìm cách quản lý thị trường này và gần như là một trong những cơ quan lập pháp đầu tiên làm điều đó.

Ông Chris MacManus, thành viên Nghị viện châu Âu, nói mặc dù ông không muốn thúc đẩy hay khuyến khích sự phát triển của tiền kỹ thuật số, nhưng ông tin rằng cần phải điều tiết thị trường.

Các quy tắc mới sẽ có hiệu lực từ tháng 7-2024, sau khi các quốc gia thành viên chính thức thông qua luật.

EU cũng đang chuẩn bị đưa ra các đề xuất liên quan đến đồng euro kỹ thuật số vào cuối năm nay.


3. Nghị viện châu Âu phê chuẩn về cấp phép tiền kỹ thuật số - Luật MiMiCa có hiệu lực 2024

Với 517 phiếu thuận và 38 phiếu chống, Nghị viện châu Âu (EP), ngày 20/4, đã phê chuẩn một cơ chế cấp phép tiền kỹ thuật số (MiCA), trở thành nơi đầu tiên trên thế giới có đạo luật toàn diện về tiền kỹ thuật số. MiCA sẽ có hiệu lực từ năm 2024.

  • Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã ủng hộ việc ban hành luật liên quan đến tiền kỹ thuật số, bao gồm các loại tiền điện tử như bitcoin, ethereum và các mã thông báo có thể giao dịch khác có giá trị được bảo đảm bằng công nghệ chuỗi khối như NFT.
  • Các quy tắc được EP thông qua được kỳ vọng sẽ định hình một ngành công nghiệp đang bị những vụ bê bối và thất bại bủa vây.
  • Bên cạnh đó, quy định về chuyển tiền sẽ giúp giám sát chặt chẽ hơn đối với các giao dịch tiền kỹ thuật số, khiến nó phù hợp hơn với các hoạt động tài chính truyền thống.
  • Theo EU, điều này sẽ khiến tội phạm khó sử dụng tiền điện tử hơn cho hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền.
  • Các quy tắc về tiền điện tử sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024 sau khi các quốc gia thành viên EU chính thức thông qua luật.

Các quan chức y tế Thái Lan cho biết kể từ đầu năm 2023, khoảng 2,4 triệu người ở nước này đã tìm đến bệnh viện để điều trị các vấn đề y tế liên quan đến ô nhiễm không khí. Hiện tình trạng khói bụi độc hại vẫn đang bao trùm khắp nước này.

Theo công ty giám sát chất lượng không khí IQAir, thủ đô Bangkok và thành phố Chiang Mai ở miền Bắc Thái Lan nằm trong số những khu vực ô nhiễm nhất thế giới sáng 20/4.

Bộ Y tế Công cộng Thái Lan ngày 19/4 cho biết chỉ riêng trong tuần này đã có gần 185.000 ca nhập viện. Những vấn đề y tế phổ biến nhất gồm các triệu chứng về hô hấp, viêm da, viêm mắt và đau họng.

Các quan chức y tế kêu gọi người dân sử dụng khẩu trang chống ô nhiễm N95 chất lượng cao, đóng cửa sổ và cửa ra vào, giảm thời gian ra ngoài và tập thể dục trong nhà.

Chất lượng không khí kém đang trở thành một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri Thái Lan trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào ngày 14/5 tới.

Cử tri Thái Lan mong muốn chính phủ mới sẽ tích cực hành động để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm không khí tại nước này.


4.  Luật MiCA về tiền điện tử sẽ có hiệu lực từ năm 2024.

Với 517 phiếu thuận và 38 phiếu chống, Nghị viện châu Âu (EP) ngày 20/4 phê chuẩn một cơ chế cấp phép tiền kỹ thuật số (MiCA), trở thành nơi đầu tiên trên thế giới có đạo luật toàn diện về tiền kỹ thuật số.

MiCA sẽ có hiệu lực từ năm 2024.

EP cũng thông qua một đạo luật khác quy định về Chuyển quỹ, theo đó yêu cầu các công ty tiền kỹ thuật số phải xác minh khách hàng của mình nhằm ngăn chặn rửa tiền. Đạo luật được thông qua với 529 phiếu thuận, 29 phiếu chống.

Trên trang Twitter, Ủy viên châu Âu về ổn định tài chính và vốn thị trường Mairead McGuinness cho biết đây là cuộc bỏ phiếu “đầu tiên trên thế giới” về các quy định đối với tiền kỹ thuật số.

Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo sự ổn định tài chính và sự toàn vẹn của thị trường. Các quy định trên sẽ bắt đầu được thực thi từ năm 2024."

Về phần mình, nghị sỹ Stefan Berger, người đứng đầu các cuộc đàm phán về đạo luật trên, cho biết quy định mới sẽ đưa EU “lên vị trí dẫn đầu của nền kinh tế mã hóa."

Ông khẳng định: “Ngành công nghiệp tài sản kỹ thuật số của châu Âu được quản lý rõ ràng và điều này chưa từng tồn tại ở các nước như Mỹ. Lĩnh vực vốn bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX giờ đây có thể lấy lại uy tín.”

Trong khi đó, Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Masato Kanda cho biết Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ tìm giải pháp tốt nhất để giúp các nước đang phát triển ra mắt các loại tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Phát biểu tại Hội nghị mùa Xuân của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington (Mỹ), ông Kanda nhấn mạnh: “Là một ưu tiên của năm nay, G7 sẽ xem xét cách tốt nhất để giúp các nước đang phát triển ra mắt CBDC phù hợp với các tiêu chuẩn, trong đó có nguyên tắc chính sách công của G7 đối với CBDC bán lẻ.”

Ông cho biết đây sẽ là một trong những chủ đề chính trong các cuộc thảo luận tại G7 năm nay do Nhật Bản chủ trì, nhằm giải quyết những thách thức mà cộng đồng toàn cầu phải đối mặt từ công nghệ kỹ thuật số.

Quan chức này đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các rủi ro từ sự phát triển CBDC bằng cách đảm bảo các yếu tố như tính minh bạch và quản trị tốt.

Ngoài các nước G7, Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc phát hành CBDC. Các ngân hàng trung ương G7 đã đặt ra các tiêu chuẩn chung đối với việc phát hành CBDC, trong khi một số nước đang áp dụng thử nghiệm.

Bên cạnh những tiện lợi, ông Kanda cũng cảnh báo những thách thức mà công nghệ kỹ thuật số mang đến như nguy cơ an ninh mạng, lan truyền thông tin sai lệch, chia rẽ xã hội và chính trị cũng như nguy cơ gây bất ổn cho thị trường tài chính.

Đáng chú ý, sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX vào năm ngoái cho thấy các nhà hoạch định chính sách cần tạo ra các quy định xuyên biên giới./.


 

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến