Đặc khu ở Ấn Độ
Đặc khu ở Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi đặt rất nhiều kỳ vọng vào sáng kiến Make in India, nhằm biến Ấn Độ thành trung tâm sản xuất toàn cầu. Trong đó, các đặc khu kinh tế (SEZ) - lấy cảm hứng từ sự thành công của Trung Quốc - sẽ là trọng tâm thu hút nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thành công như mong đợi.
Từ sau Luật Đặc khu Kinh tế tháng 6/2005, tính đến 2014, hơn 560 đặc khu đã được cấp phép. Tuy nhiên, đến năm 2015, chỉ khoảng gần 200 là hoạt động thực sự. Trong đó, rất nhiều SEZ không hoạt động hết công suất.
Tổng lao động trong các SEZ, tính đến năm 2014, là hơn 1,2 triệu người. So với số liệu tính đến năm 2009, con số này giảm khoảng nửa triệu. Đóng góp của các SEZ vào xuất khẩu cả nước cũng được dự báo giảm. Tổng diện tích các SEZ chỉ là hơn 61.000 ha. Trong khi riêng Thâm Quyến (Trung Quốc) đã là 49.300 ha.Giai đoạn 2013 - 2014, tổng xuất khẩu từ các SEZ chỉ là 82,4 tỷ USD, bằng một phần tư tổng xuất khẩu của Ấn Độ. Giới phân tích đánh giá số liệu này cho thấy SEZ rõ ràng không phải nguồn xuất khẩu chính của Ấn Độ.
Giới phân tích đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến mô hình đặc khu tại Ấn Độ thất bại. Năm 2011-2012, nước này rút một số ưu đãi thuế cho doanh nghiệp và nhà thầu xây dựng, với lý do nhiều công ty tận dụng các chính sách này sai mục đích. Việc này đã khiến nhiều doanh nghiệp mất hứng. Thứ hai là thiếu cơ sở hạ tầng bổ sung, như điện, đường, cầu, cảng. Đây là điều mà Trung Quốc đã làm khá tốt. Nước này cũng gặp khó khăn trong việc lấy đất từ người dân để phát triển SEZ và thiếu ưu đãi cho người lao động làm việc tại đây.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook