Đau đầu vì M&A
Hoạt động mua bán – sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đang được dự báo là sẽ nở rộ sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế..
Ngoài mặt tích cực, hoạt động M&A cũng có nhiều tác động tiêu cực, chẳng hạn như có thể làm gia tăng hiện tượng bất ổn xã hội, thất nghiệp nhiều hơn.
Vào năm ngoái, khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tiến hành sáp nhập Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim) và Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC) thành Tổng công ty Dầu (PV Oil), sáp nhập hai công ty PV Media và PVFC Media thành Công ty Truyền thông Dầu khí, đã xảy ra nhiều chuyện "đau đầu” về công tác bố trí nhân sự.
( NGHỀ LUẬT SƯ tổng hợp, BẢN TIN PHÁP LUẬT )
TS Lê Xuân Vệ, Trưởng ban Tổ chức nhân sự Petro Vietnam cho biết, cũng may mà Petro Vietnam với tư cách là công ty mẹ đã chi phối được nhiều vấn đề liên quan đến tài chính, chứ không thì không biết chuyện gì đã xảy ra.
Hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam đang được dự báo là sẽ nở rộ sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Thế nhưng, khi có đến hơn 50% các thương vụ M&A trên thế giới lại rơi vào thất bại thì các doanh nghiệp của Việt Nam cũng không thể "ung dung” thực hiện hoạt động M&A mà không tính đến những vấn đề tài chính, nhân sự hay là cả quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp sau này.
Số thương vụ M&A trên cả nước liên tục tăng trong 4 năm trở lại đây. Nếu năm 2005, chỉ có 18 vụ M&A với giá trị chỉ khoảng 61 triệu USD, năm 2006 là 35 vụ với giá trị khoảng 298,7 triệu USD thì năm 2007 đã bùng nổ lên với 93 vụ, với tổng giá trị lên tới 1.711,9 triệu USD. Năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hoạt động M&A có chiều hướng giảm xuống, nhưng cũng có đến 38 vụ được thực hiện với giá trị gần 400 triệu USD.
Có thể kể ra một số vụ M&A tiêu biểu trong thời gian qua như: Tập đoàn Qantas (Úc) mua 18% cổ phần của Paciffic Airlines, Morgan Stanley mua 48,33% cổ phần của Chứng khoán Hướng Việt, SwissRe mua 25% cổ phần của Tổng công ty Tái bảo hiểm, Petro Vietnam nắm 20% cổ phần của Oceanbank, Viettel nắm 20% cổ phần của Ngân hàng Quân đội hay HSBC nắm 20% cổ phần của Techcombank…
Thế nhưng, cho đến nay, hiệu quả của các thương vụ mua bán trên đến đâu thì vẫn còn là một ẩn số. Đó là chưa kể đến, môt số doanh nghiệp đã rơi vào cảnh "dở mếu dở cười” về nhân sự, tài chính sau M&A, thậm chí là bị thâu tóm hoàn toàn.
Theo một số chuyên gia, hoạt động M&A tại Việt Nam chưa phát triển và mang lại hiệu quả như mong muốn, bởi hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu và nhiều bất cập. Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital cho rằng, khi tiến hành M&A thì bắt buộc phải có biện pháp chống làm giá, ép giá cổ phiếu trước khi thâu tóm, nhưng tiếc thay chúng ta vẫn chưa có quy định nào đề cập đến vấn đề này.
Còn theo Luật sư Trần Anh Đức, Giám đốc Công ty Luật Vilaf Hồng Đức, chính những thủ tục quá rườm rà của Việt Nam đã làm nhiều nhà đầu tư "ngán” mỗi khi có ý định M&A tại Việt Nam. Chẳng hạn, khi mua 10 hoặc 20% cổ phần của một doanh nghiệp, ở nước ngoài chỉ cần mất khoảng 1 đến 2 ngày thì thời gian đó tại Việt Nam ít nhất cũng phải mất vài tháng mới xong khâu thẩm tra, phê duyệt…
Ngay cả trong Luật Cạnh tranh cũng không định nghĩa rõ ràng về hoạt động mua lại. Chính điều này sẽ gây ra nhiều tranh cãi khi xác định giữa việc mua cổ phần và việc mua lại tài sản của một doanh nghiệp. Do vậy, theo ông Đức, Việt Nam cần sớm có một bộ luật hoàn chỉnh, cụ thể về M&A thì mới mong tránh được những rắc rối không đáng có.
Tuy nhiên, theo TS. Phạm Duy Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng ta không cần phải có thêm một bộ luật hay một văn bản nào riêng cho M&A, vì thực tế là hoạt động M&A đã được quy định ở trong rất nhiều luật như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán…
Do đó, ông cho rằng, cơ quan nhà nước không cần phải quan tâm quá mức đến hoạt động M&A vì bản chất của hoạt động này là tự do khế ước, tức là các bên tự tìm thông tin, tự mặc cả giá thành, tự lo lấy thương vụ.
Thế nhưng, ở góc độ người trong cuộc thì lại khác. Một quan chức của Tổng công ty Xi măng Việt Nam tiết lộ, hiện đơn vị này đang rất muốn tiến hành sáp nhập nhiều công ty con, nhưng mò mãi đến nay vẫn chưa thể tìm ra được những hướng dẫn cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Ngay cả một người được xem là quân sư có tiếng trong các thương vụ M&A tại Việt Nam như luật sư Trương Thanh Sơn (Văn phòng Luật sư AIC) cũng phải than rằng, có khách hàng nhờ tư vấn việc sáp nhập giữa một hợp tác xã với một công ty cổ phần đều do ông này làm chủ, nhưng vật lôn cả mấy tháng nay cũng chưa tìm ra được một điều khoản nào quy định về vấn đề này.
TS Lê Xuân Vệ, Trưởng ban Tổ chức nhân sự Petro Vietnam cho biết, cũng may mà Petro Vietnam với tư cách là công ty mẹ đã chi phối được nhiều vấn đề liên quan đến tài chính, chứ không thì không biết chuyện gì đã xảy ra.
Hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam đang được dự báo là sẽ nở rộ sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Thế nhưng, khi có đến hơn 50% các thương vụ M&A trên thế giới lại rơi vào thất bại thì các doanh nghiệp của Việt Nam cũng không thể "ung dung” thực hiện hoạt động M&A mà không tính đến những vấn đề tài chính, nhân sự hay là cả quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp sau này.
Số thương vụ M&A trên cả nước liên tục tăng trong 4 năm trở lại đây. Nếu năm 2005, chỉ có 18 vụ M&A với giá trị chỉ khoảng 61 triệu USD, năm 2006 là 35 vụ với giá trị khoảng 298,7 triệu USD thì năm 2007 đã bùng nổ lên với 93 vụ, với tổng giá trị lên tới 1.711,9 triệu USD. Năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, hoạt động M&A có chiều hướng giảm xuống, nhưng cũng có đến 38 vụ được thực hiện với giá trị gần 400 triệu USD.
Có thể kể ra một số vụ M&A tiêu biểu trong thời gian qua như: Tập đoàn Qantas (Úc) mua 18% cổ phần của Paciffic Airlines, Morgan Stanley mua 48,33% cổ phần của Chứng khoán Hướng Việt, SwissRe mua 25% cổ phần của Tổng công ty Tái bảo hiểm, Petro Vietnam nắm 20% cổ phần của Oceanbank, Viettel nắm 20% cổ phần của Ngân hàng Quân đội hay HSBC nắm 20% cổ phần của Techcombank…
Thế nhưng, cho đến nay, hiệu quả của các thương vụ mua bán trên đến đâu thì vẫn còn là một ẩn số. Đó là chưa kể đến, môt số doanh nghiệp đã rơi vào cảnh "dở mếu dở cười” về nhân sự, tài chính sau M&A, thậm chí là bị thâu tóm hoàn toàn.
Theo một số chuyên gia, hoạt động M&A tại Việt Nam chưa phát triển và mang lại hiệu quả như mong muốn, bởi hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu và nhiều bất cập. Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital cho rằng, khi tiến hành M&A thì bắt buộc phải có biện pháp chống làm giá, ép giá cổ phiếu trước khi thâu tóm, nhưng tiếc thay chúng ta vẫn chưa có quy định nào đề cập đến vấn đề này.
Còn theo Luật sư Trần Anh Đức, Giám đốc Công ty Luật Vilaf Hồng Đức, chính những thủ tục quá rườm rà của Việt Nam đã làm nhiều nhà đầu tư "ngán” mỗi khi có ý định M&A tại Việt Nam. Chẳng hạn, khi mua 10 hoặc 20% cổ phần của một doanh nghiệp, ở nước ngoài chỉ cần mất khoảng 1 đến 2 ngày thì thời gian đó tại Việt Nam ít nhất cũng phải mất vài tháng mới xong khâu thẩm tra, phê duyệt…
Ngay cả trong Luật Cạnh tranh cũng không định nghĩa rõ ràng về hoạt động mua lại. Chính điều này sẽ gây ra nhiều tranh cãi khi xác định giữa việc mua cổ phần và việc mua lại tài sản của một doanh nghiệp. Do vậy, theo ông Đức, Việt Nam cần sớm có một bộ luật hoàn chỉnh, cụ thể về M&A thì mới mong tránh được những rắc rối không đáng có.
Tuy nhiên, theo TS. Phạm Duy Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng ta không cần phải có thêm một bộ luật hay một văn bản nào riêng cho M&A, vì thực tế là hoạt động M&A đã được quy định ở trong rất nhiều luật như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán…
Do đó, ông cho rằng, cơ quan nhà nước không cần phải quan tâm quá mức đến hoạt động M&A vì bản chất của hoạt động này là tự do khế ước, tức là các bên tự tìm thông tin, tự mặc cả giá thành, tự lo lấy thương vụ.
Thế nhưng, ở góc độ người trong cuộc thì lại khác. Một quan chức của Tổng công ty Xi măng Việt Nam tiết lộ, hiện đơn vị này đang rất muốn tiến hành sáp nhập nhiều công ty con, nhưng mò mãi đến nay vẫn chưa thể tìm ra được những hướng dẫn cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Ngay cả một người được xem là quân sư có tiếng trong các thương vụ M&A tại Việt Nam như luật sư Trương Thanh Sơn (Văn phòng Luật sư AIC) cũng phải than rằng, có khách hàng nhờ tư vấn việc sáp nhập giữa một hợp tác xã với một công ty cổ phần đều do ông này làm chủ, nhưng vật lôn cả mấy tháng nay cũng chưa tìm ra được một điều khoản nào quy định về vấn đề này.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook