/ / / /

Luật sư Vũ Ngọc Dũng - Cạnh tranh không lành mạnh (Luật sư và Doanh nghiệp)


Luật sư Vũ Ngọc Dũng - Cạnh tranh không lành mạnh (Luật sư và Doanh nghiệp)
Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh: • Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; (Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì hàng hoá, nhãn hàng hoá). ================================================ · Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá dịch vụ; · Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó và không được sử đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó; · Đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác, hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng; Yếu tố cạnh tranh không lành mạnh Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại nhằm mục đích canh tranh không lành mạnh được thể hiện dưới dạng : Gắn chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch biển hiệu, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo; Bán tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn địa lý đó Căn cứ để xác định yếu tố cạnh tranh không lạnh mạnh: Đối với việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì hàng hoá đã được bảo hộ, căn cứ để xác định hành vi vi phạm là phạm vi bảo hộ được xác định trên văn bằng bảo hộ; Đối với tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, nhãn hàng hoá, căn cứ để xác định hành vi vi phạm là các chứng cứ thể hiện việc sử dụng chỉ dẫn thương mại đó trước, một cách hợp pháp. Từ năm 2004, chúng ta (Việt Nam) đã ban hành Luật cạnh tranh, qui định thế nào là những hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự và thủ tục giải quyết các vụ việc tranh chấp về cạnh tranh … mục đích là bảo đảm một “sân chơi” lành mạnh giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh. Tại Điều 39 qui định về các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh, bị cấm. Chủ yếu gồm 9 hành vi sau : 1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; 2. Xâm phạm bí mật kinh doanh; 3. ép buộc trong kinh doanh; 4. Gièm pha doanh nghiệp khác; 5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; 6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 8. Phân biệt đối xử của hiệp hội; 9. Bán hàng đa cấp bất chính; ==================================== Hành vi xâm phạm có ở mọi lĩnh vực 1. Một công ty Tin học ở TP.HCM phản ánh: Đối thủ là một công ty điện thoại dụ dỗ nhân viên (NV) đang làm việc tại công ty sang làm việc cho đối thủ. Đối thủ hứa sẽ trả cao hơn mức lương hiện tại của NV này. Điều kiện đưa ra là NV này phải tiết lộ những bí mật làm phần mềm của công ty… NV của công ty tin học đã giữ lại toàn bộ những tin nhắn mà đối thủ gửi qua dụ dỗ để làm bằng chứng. 2. Công ty Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản Vissan phản ánh: Vissan có 2 sản phẩm mới đã đưa vào sử dụng từ lâu nhưng chưa đăng ký độc quyền nhãn sản phẩm. Một công ty khác trên thị trường đã nhanh chóng dùng nhãn sản phẩm giống y của Vissan và còn ghi dòng chữ “sản phẩm đã được đăng ký độc quyền” trên bao bì. 3. Công ty cổ phần Cao Su Sài Gòn-Kymdan phản ánh, thị trường hiện có rất nhiều cửa hàng treo biển “ở đây có bán sản phẩm Kymdan, Kydan hoặc Kimdan, Kymda…”. Thực tế là sản phẩm mà cửa hàng đó bán không phải của Kymdan mà là những sản phẩm nhái hoặc của các công ty khác. Phía Kymdan khẳng định, đơn vị đã đăng ký bảo hộ SHTT đối với nhãn hiệu, thương hiệu và sản phẩm Kymdan. Việc các cửa hàng trưng biển ghi nhãn hiệu Kymdan, Kimdan, Kydan, Kymda… là vi phạm SHTT. 4. Công ty HonDa cũng đang phải chịu những hành vi tương tự như Kymdan gặp phải. Phía HonDa sẽ khiếu nại những cửa hàng vi phạm. 5. Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tân Hiệp Phát phản ánh, công ty đã đăng ký nhãn hiệu trà xanh O0 nhưng thị trường cũng có sản phẩm của các công ty khác ghi nhãn hiệu trà xanh O2. Tân Hiệp Phát cho rằng việc có nhãn hiệu khác ghi O2 dễ gây cho người tiêu dùng hiểu nhầm đó là sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Công ty sẽ tìm tư vấn để xác định chính xác hành vi của đối thủ để khiếu nại... Bà Hoàng Tố Như cho biết, với lĩnh vực CNTT, việc tranh chấp về tên miền cũng đang gặp phải các vấn đề về SHTT. Tuy nhiên, để xác định cụ thể hành vi vi phạm của đối thủ cạnh tranh không dễ mà cần phải có quá trình xác minh, thu thập chứng cứ mới có thể kết luận! Luật quy định ra sao? “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh” theo Luật Cạnh tranh (có hiệu lực đầu năm 2005) được định nghĩa là: hành vi cạnh tranh của DN trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác hoặc người tiêu dùng”. “Bản chất chính của cạnh tranh không lành mạnh là những gì thể hiện dưới dạng nhận biết nhưng không phải dễ xác định, ngay cả đối với những luật sư chuyên nghiệp…” , Bà Trương Thuỳ Trang, Phó giám đốc sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM Theo quy định trong Luật Cạnh tranh và Luật SHTT thì công ty Kymdan, HonDa có thể khiếu nại các cửa hàng theo Luật SHTT hoặc Luật Cạnh tranh về hành vi: Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn, lừa dối người tiêu dùng… Trường hợp của Tân Hiệp Phát và Vissan cần đưa ra được những bằng chứng xác minh là mình đã đăng ký bảo hộ trước đối với nhãn hàng hóa và sử dụng từ khi nào (Công ty có thể công bố sản phẩm mới trên website của mình trước khi đăng ký bảo hộ?). Nếu không có bằng chứng, vụ việc có thể quay ngược: công ty đi kiện bị thua và đối thủ bị kiện thắng. Về tranh chấp tên miền, các DN cần thực hiện đăng ký cả tên miền quốc tế (những nhãn hiệu nổi tiếng rất cần) và duy trì hoạt động của website ổn định, tránh hoạt động gián đoạn hoặc quên không đóng phí duy trì website dẫn đến rủi ro tên miền được cấp cho đơn vị khác… Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Quy định: Luật Cạnh tranh Luật Sở hữu trí tuệ 1. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích : a) Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình. b) Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình. c) Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ... cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh. 2. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho phép. 1. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ. 2. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ. 3. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng. 4. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến