/ / / /

M&A - Để chủ động trong các thương vụ M&A


M&A - Để chủ động trong các thương vụ M&A
Các thông báo chào bán mua lại doanh nghiệp niêm yết trên sàn như của Xi măng Hà Tiên, Thủy sản Hùng Vương hay PNJ đã thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua.
Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) tuy không còn mới mẻ trên thị trường nhưng đối với sàn niêm yết thì đây lại là những sự kiện được quan tâm, báo hiệu giai đoạn phát triển mới của thị trường M&A tại Việt Nam. Sự khác biệt của M&A trên sàn niêm yết Nếu như việc mua bán các công ty tư nhân đơn giản hơn do bên bán thường là một nhóm nhỏ các cổ đông thì các quyết định M&A trên sàn niêm yết tương đối phức tạp, cần đạt được sự đồng thuận của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cổ đông lớn nhỏ. Một khó khăn khác là giá cổ phiếu trên sàn niêm yết biến động hàng ngày, ảnh hưởng lớn tới quyết định của cổ đông. Nếu sau khi bên mua chào giá với mức chênh lệch không đáng kể với thị giá và thị trường tăng mạnh, khả năng thành công của bên mua là rất thấp. Ngược lại, nếu thị trường tụt dốc nhanh, cổ đông của bên mua sẽ bị thiệt thòi không nhỏ. Nếu giá cả không được thỏa thuận với các cổ đông lớn trước và các cổ đông nhỏ chiếm tỷ lệ sở hữu cao, rủi ro của hoạt động M&A trên sàn niêm yết lớn hơn rất nhiều. Đây là chưa kể đến các quy định chặt chẽ hơn đối với công ty niêm yết như công bố thông tin, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng... Doanh nghiệp được chào mua cần chuẩn bị những gì? Bất kỳ doanh nghiệp nào trên sàn niêm yết không kể quy mô và ngành nghề hoạt động đều có thể là đối tượng của M&A. Do đó, việc chủ động với các vụ M&A luôn cần được các doanh nghiệp quan tâm nhằm bảo vệ lợi ích tối đa của cổ đông. Khi nhận được bản chào mua của doanh nghiệp khác, ban lãnh đạo công ty cần nghiên cứu, đánh giá đề nghị mua lại doanh nghiệp so với chiến lược phát triển dài hạn của công ty thông qua việc tìm hiểu mục đích chào mua của đối tác. Đối với cổ đông nhỏ lẻ, giá chào mua đóng vai trò quan trọng trong việc chấp nhận hay từ chối lời đề nghị từ phía bên mua. Nhiệm vụ quan trọng của ban lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là gửi thông báo đến cổ đông mà còn đưa ra những khuyến nghị giúp cổ đông đưa ra quyết định cuối cùng. Ban lãnh đạo cần phân tích mục đích của việc chào mua lại doanh nghiệp và tác động của bản chào mua tới chiến lược phát triển của doanh nghiệp; đồng thời đưa ra nhận định về giá trị thực của doanh nghiệp so với giá được chào mua. Thông thường, việc chào mua lại cổ phiếu trên sàn niêm yết thường diễn ra tương đối nhanh (trung bình 30-60 ngày) nên nếu không chủ động chuẩn bị từ trước, ban lãnh đạo doanh nghiệp chưa chắc đã có đủ thời gian để bảo vệ lợi ích cổ đông của mình, dẫn tới các khuyến nghị sai lầm. Trên thị trường tài chính quốc tế, một trong những biện pháp thường được các công ty sử dụng là thuê một đối tác độc lập định giá và nhận định về quyết định chào mua cổ phần. Phương pháp này vừa giúp ban lãnh đạo có đủ thời gian để thực hiện các công việc khác, vừa đảm bảo tính khách quan và giảm bớt mâu thuẫn về lợi ích giữa ban lãnh đạo và cổ đông nhỏ lẻ. Nếu ban lãnh đạo của công ty không sở hữu nhiều cổ phần và muốn bảo vệ vị trí của mình, các đề nghị M&A thường bị từ chối; trong khi thực tế đã chứng minh phần lớn các đề nghị chào mua cổ phiếu mang lại lợi ích cho cổ đông của bên được chào mua. Đồng thời trong suốt thời gian này, ban lãnh đạo cần phải gần gũi hơn với cổ đông nhỏ lẻ nhằm cung cấp những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho họ.

(VnEconomy)

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến