/ / / /

M&A - Kiểm soát mua bán doanh nghiệp còn thiếu phối hợp


M&A - Kiểm soát mua bán doanh nghiệp còn thiếu phối hợp
Theo bà Bùi Thanh Ngà, Phó trưởng ban Pháp chế Ủy ban Chứng khoán, hiện vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Ủy ban để kiếm soát hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trên thị trường chứng khoán.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A đang ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn quy mô. Theo nhận định của bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), thông qua thị trường giao dịch chứng khoán, các hoạt động mua bán, sáp nhập sẽ có môi trường thuận lợi để phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn.

Thống kê của Cục Quản lý Cạnh tranh cho thấy, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2007, đã có 46 vụ giao dịch với tổng giá trị 626 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2006 và tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 30 vụ có yếu tố nước ngoài tham gia.

Con số này, theo nhận định của các chuyên gia, sẽ còn tăng mạnh hơn bởi đây là xu hướng phát triển của nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp tăng vốn một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu tạo ra những doanh nghiệp lớn hơn trên cơ sở tập trung sức mạnh của nhiều doanh nghiệp khác, làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh thì M&A cũng có thể thay đối cơ cấu thị trường, làm xuất hiện những doanh nghiệp độc quyền, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Vì vậy, pháp luật các nước đều có các quy định rất chặt chẽ về kiểm soát hoạt động M&A, đặc biệt là M&A thông qua thị trường chứng khoán.

Tuy vậy, tại Việt Nam, theo nhiều chuyên gia, hiện vẫn chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động này phù hợp với thực tiễn phát triển. Việc kiểm soát các hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp mới dừng ở mức giám sát thông qua Luật Chứng khoán và Luật Cạnh tranh, và cũng mới chỉ dừng ở vấn đề giao dịch nội bộ, giao dịch của cổ đông lớn.

Luật Cạnh tranh đã sử dụng "ngưỡng thị phần" làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh tế và làm tiêu chí để xác định khả năng gây hại của các trường hợp tập trung kinh tế. Tuy nhiên, ở khía cạnh quản lý cạnh tranh, bà Trần Thị Phương Lan, Trưởng ban Giám giám sát và quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý Cạnh tranh, cho biết, hiện chưa có một quy định nào về “ngưỡng thị phần” mà buộc các công ty, doanh nghiệp tiến hành hoạt động M&A phải thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh.

(Theo VnEconomy)

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến