/ / /

Máy bay tàng hình duy nhất bị hạ theo cách Việt Nam


Máy bay tàng hình duy nhất bị hạ theo cách Việt Nam

Cuộc chạy đua giữa tàng hình và chống tàng hình ngày một khắc nghiệt khi các cường quốc liên tục giới thiệu các mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5. Lẽ thường “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” vậy nhưng các nước có nền công nghệ và tiềm năng kinh tế kém phát triển có cơ may nào?

Sự kiện Nam Tư bắn rơi máy bay tàng hình F-117A của Mỹ bằng tên lửa phòng không SA-3 lạc hậu năm 1999 cho thấy ít nhất hai điều: Thứ nhất, máy bay tàng hình không phải bất khả chiến bại. Thứ hai, bên cạnh vũ khí thì con người (điều khiển) vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Chuyên dùng cho các nhiệm vụ đặc biệt

F-117A Nighthawk do Lockheed Martin sản xuất thử năm 1978, bay thử lần đầu năm 1981 và chỉ sau 31 tháng hoàn thiện (8/1982 đến 7/1990) có 59 chiếc được chuyển giao cho Không quân Mỹ. Giá thành mỗi chiếc F-117A năm 1998 là 120 triệu USD.

F-117A được thiết kế dùng cho những nhiệm vụ đặc biệt trong giai đoạn đầu chiến tranh như: bắn phá các mục tiêu sở chỉ huy, trung tâm thông tin, trận địa phòng không, kho tàng vũ khí đặc biệt, sân bay và các dinh thự của nguyên thủ quốc gia, các cơ quan đầu não của đối phương.

F-117A lần đầu tiên được sử dụng vào ngày 21/12/1989 với số lượng 2 chiếc trong chiến dịch "Sự nghiệp chính nghĩa" khi Mỹ can thiệp vào Panama. Sau đó liên tục được dùng trong chiến tranh Iraq lần 1 (1991), chiến tranh Nam Tư (1999) và gần đây nhất là chiến tranh Iraq lần 2 (2003).

Năm 1999, NATO, đứng đầu là Mỹ đã phát động chiến tranh chống Nam Tư. Trong cuộc chiến đó, với ưu thế trên không, liên quân NATO đã tiến hành oanh kích ngày đêm nhằm buộc Nam Tư phải khuất phục, giành thắng lợi với tổn thất ít nhất.

Trước cuộc chiến Nam Tư, một chiếc máy bay F-117A bị bắn rơi bởi tên lửa vác Igla ngày 20/1/1991 tại Iraq. 3 giờ ngày 14/9/1997 một máy bay F-117A lại bị rơi tại căn cứ quân sự Holloman do trục trặc kỹ thuật. Trong chiến tranh Kosovo, phía Nam Tư tuyên bố bắn rơi 2 chiếc F-117A (một do SA-3 bắn, chiếc còn lại máy bay tiêm kích đánh chặn  MiG-29 hạ).

Như vậy, 4/59 chiếc F-117A đã rơi do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, Mỹ chỉ thừa nhận tổn thất một chiếc bị tên lửa SA-3 bắn rơi ngày 27/3/1999 cách Bengrad 32km. Hiện nay, xác chiếc máy bay F-117A và tên lửa SA-3 đang được trưng bày tại bảo tàng phòng không Nam Tư.

Bị radar thụ động phát hiện?

Việc máy bay tàng hình F-117A bị tên lửa phòng không SA-3 ra đời trước đó 40 năm bắn rơi khiến cho quân đội Mỹ không khỏi suy nghĩ. Câu hỏi đặt ra là tại sao loại SA-3 lạc hậu hàng thập kỷ lại có thể bắn rơi máy bay chiến đấu có tính năng tàng hình ưu việt như F-117A? Nam Tư đã dùng phương pháp gì để phát hiện và bắn rơi F-117A?

Có thông tin cho rằng máy bay F-117A đã bị radar phòng không Nam Tư phát hiện và bắn hạ khi đang mở khoang vũ khí dưới bụng máy bay. Tuy nhiên, thông tin này chưa thuyết phục. Trước hết, máy bay này bị bắn rơi khi chưa tiến hành công kích. Thứ hai, thời gian mở khoang vũ khí của F-117A là rất ngắn, nếu radar có phát hiện ra thì cũng mất mục tiêu ngay lúc đó , không đủ tín hiệu để tiếp tục bám theo mục tiêu, chứ chưa nói tới việc dẫn tên lửa tấn công.

Theo điều tra của Mỹ, có thể do phi công của chiếc F-117A mở sensor đo cao siêu cao tần để hiệu chỉnh độ cao nên bị radar định vị thụ động Tamara do Cộng hòa Cezch chế tạo phát hiện, định vị và bám theo, sau đó tên lửa SA-3 Nam Tư bắn hạ. Vậy radar Tamara hoạt động theo nguyên lý nào, nó có cấu tạo thế nào để có thể tránh được những tác động do chế áp điện tử?

Biện pháp trinh sát cổ điển

Thông số kỹ thuật của F-117A

- Dài: 20,3 m

   Cao: 3,8 m

   Sải cánh: 13,3 m .

- Diện tích mặt cánh: 105,9 m2..

- Vận tốc lớn nhất: 1.040 km/h.

- Bán kính hoạt động (không tiếp dầu): 1.060km.

- Kíp lái: 1 người.

- Vũ khí:

Bom: 2 bom GBU-12 Paveway II, 2 bom WCMD, 2 bom Mark 61, 2 bom GBU-10 hoặc GBU-27 (bom xuyên), 2 bom hạt nhân cỡ nhỏ B-61 và B-83.

Tên lửa: 2 AGM-88 HARM (chống radar).

- Radar: Đo cao.

- Thiết bị trinh sát, bắt mục tiêu, dẫn đường: Quang điện tử/ hồng ngoại/ GPS.

Đại tá Dani Zoltan, năm 1999 là chỉ huy khẩu đội số 3 Llữ đoàn tên lửa số 250 đã đã bắn hạ một F-16 Mỹ và đặc biệt là một máy bay tàng hình F-117. Khẩu đội có 4 bệ phóng tên lửa SAM SA-3 (ra đời năm 1961) và được nâng cấp vài lần; có  radar tìm kiếm và kiểu soát và một hệ thống TV tracking.

Trước khi quật cổ chiếc Ó đêm F117A, khẩu đội của Zolrtan đã bắn hạ 2 máy bay. Trong khi nhiều người mất tinh thần thì ông vẫn tin rằng có thể biến các tên lửa lỗi thời thành vũ khi hiệu quả.

Zoltan sử dụng một loạt các kỹ thuật hiệu quả, những điều mà các gia quân sự Mỹ cũng đã lường trước nhưng không nghĩ sẽ chạm trán bởi họ nghĩ đối phương rất yếu. Zoltan biết mối đe dọa lớn nhất cho khẩu đội tên lửa của ông chính là tên lửa tốc độ cao HARM chuyên tiêu diệt hệ thống radar, hệ thống phát hiện các tín hiệu điện tử của Mỹ cũng như là bom thông minh từ máy bay.

Để đối phó, ông sử dụng hệ thống thông tin hữu tuyến nối ngầm thay vì điện thoại di động hay radio và thậm chí theo cách cổ điển nhất là dùng các liên lạc viên. Hệ thống radar di chuyển thường xuyên. Ước tính trong 78 ngày NATO không kích, khẩu đội của ông đã di chuyển khoảng 1.000 km chỉ để né tránh sự đánh phá.

Bên cạnh đó, người Serbia có những gián điệp bên ngoài sân bay ở căn cứ Italia, nơi cất cánh của hầu hết các máy bay ném bom NATO. Khi các máy bay này cất cánh, thông tin về số máy bay, loại máy bay nhanh chóng được chuyền về bộ chỉ huy Serbia và đến Zoltan và các chỉ huy phòng không khác.

Zoltan đã phát triển vài ý tưởng về việc làm thế nào để hạ được máy bay tàng hình dựa trên việc F-117 khiến radar không thể “nhìn thấy”. Nó chỉ khiến radar rất khó phát hiện. Zoltan đã tìm ra cách chỉnh radar sao cho “khóa” máy bay dạng tàng hình tốt nhất. Các kỹ thuật này chưa bao giờ được thảo luận rộng rãi.  Người Serbia cũng thiết lập một hệ thống quan sát bởi con người, báo cáo về dấu hiệu các máy bay xâm nhập không phận Serbia cũng như theo dõi hành trình của chúng.

Tình báo và hệ thống quan sát con người đã cho phép Zoltan bật và giữ radar trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Điều này đã gây khó khăn cho lực lượng SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses). Zoltan không bị mất bất kỳ radar nào trong suốt cuộc chiến. Bên cạnh đó, ông sử dụng con người để “đánh dấu” và hướng dẫn cho radar về dấu hiệu của máy bay NATO ở từng khoảng cách ngắn một. Tên lửa SA-3 được hướng dẫn từ mặt đất và vì thế phải bắn chính xác một cách bất ngờ trước khi máy bay kịp sử dụng gây nhiễu và thao tác bay để lẩn tránh. F-117 mà khẩu đội của Zoltan bắn rơi cách trận địa tên lửa có 13 km.

Giống như trong chiến tranh Việt Nam, mỗi khi ra đánh phá miền Bắc, các máy bay Mỹ cất cánh từ các căn cứ Thái Lan thường bay từ hướng Tây bắc rồi ngoặt xuống sông Hồng để núp theo dãy Tam Đảo; các máy bay NATO luôn bay theo một hành trình cố định nên rất dễ bị bắt bài.

Tổ hợp radar thụ động Tamara (KRTP-91) do Công ty kỹ thuật Era (CH Cezch) nghiên cứu chế tạo, được NATO gọi là Trash Can. Khác với radar truyền thống phải phát sóng để phát hiện và bám mục tiêu, radar thụ động không phát sóng mà dựa vào việc thu bắt tất cả tín hiệu điện từ phát ra từ mục tiêu để phát hiện và bám bắt. Máy bay dù nhỏ đến đâu, dùng biện pháp tàng hình radar nào thì vẫn có thiết bị phát sóng vô tuyến để liên lạc với bên ngoài như: liên lạc vô tuyến với chỉ huy, với quân bạn, thiết bị đo cao vô tuyến, radar, hệ thống đường truyền số liệu và hệ thống đối phó, chế áp tên lửa phòng không... radar định vị thụ động khai thác những yếu điểm này để phát hiện mục tiêu.

Phan Hưng

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến