/ / /

Năng lực cạnh tranh của ngành lương thực của Việt Nam như thế nào?


 Năng lực cạnh tranh của ngành lương thực của Việt Nam như thế nào?
Là nguồn thức ăn cơ bản nhất trong bữa ăn hàng ngày của người Việt nam, nhóm cây lương thực giữ vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam (chiếm xấp xỉ 60% tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp cả nước). Cây lương thực được chia làm 2 nhóm: - Cây lương thực có hạt (chủ yếu là lúa và ngô) và - Cây lương thực có củ (chủ yếu là khoai lang và sắn). Tình hình phát triển và định hướng chính sách của Nhà nước đối với ngành được nêu trong các Bảng dưới đây (theo 02 năm: năm 2006 – trước khi VN gia nhập WTO và năm 2007 – năm đầu tiên VN là thành viên WTO). Bảng 1 – Tình hình ngành sản xuất lúa gạo
Các yếu tố

Năm 2006

Năm 2007

Ghi chú

Diện tích gieo trồng

7,32 triệu ha 7,2 triệu ha (chiếm 54% tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp) Diện tích gieo trồng lúa gạo thường xuyên chiếm trên 50% tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp)

Sản lượng thóc

35,8 triệu tấn 35,87 triệu tấn  

Khả năng cạnh tranh

XK gần 4,7 triệu tấn (kim ngạch gần 1,3 triệu USD) XK 4,5 triệu tấn gạo (kim ngạch gần 1,5 tỷ USD) Việt Nam đứng thứ 2 trên thị trường thế giới về khối lượng gạo xuất khẩu (sau Thái Lan). Có lợi thế cạnh tranh đối với các loại gạo có phẩm cấp trung bình và thấp (so với Thái lan) do năng suất lúa cao, giá thành sản xuất thấp. Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước (dân số 84 triệu người, với mức tăng khoảng 1,1 triệu người mỗi năm)
Bảng 2 – Tình hình ngành sản xuất ngô
Các yếu tố

Năm 2006

Năm 2007

Ghi chú

Diện tích trồng

1,03 triệu ha

1,07 triệu ha

Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005: 13,4%/năm; năm 2007 tăng 4% so với 2006

Sản lượng ngô hạt

3,8 triệu tấn

4,1 triệu tấn

Năm 2007 tăng 8% so với năm 2006

Khả năng cạnh tranh

Quy mô sản xuất nhỏ, giá thành cao, công nghệ bảo quản chậm phát triển; sản xuất ngô chưa đủ đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước (ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ 6-7%/năm); Tỷ lệ nguyên liệu ngô nhập khẩu phục vụ chăn nuôi tăng hàng năm (kim ngạch nhập khẩu ngô 2006: 94 triệu USD)

Chính sách đối với ngành

Áp thuế nhập khẩu ngô thấp (5%) để tạo điều kiện cho chăn nuôi

Bảng 3  – Tình hình ngành sản xuất khoai lang
Các yếu tố

Năm 2006

Năm 2007

Ghi chú

Diện tích trồng

181.000 ha

178.000 ha

Năm 2007 giảm 2% so với năm 2006

Sản lượng khoai

1,4 triệu tấn

1,46 triệu tấn

Khả năng cạnh tranh

Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước; vài năm gần đây, có một số vùng đã xuất khẩu được khoai lang (chủ yếu sang Nhật bản, Hàn quốc) nhưng khối lượng không đáng kể.

Chính sách đối với ngành

Do mức độ phụ thuộc vào cây lương thực dạng củ giảm nên mức độ bảo hộ ở mức thấp (thuế nhập khẩu 10%); không có chính sách riêng biệt nhằm khuyến khích phát triển sản xuất

Bảng 4 – Tình hình ngành sản xuất sắn
Các yếu tố

Năm 2006

Năm 2007

Ghi chú

Diện tích trồng

474.000 ha

497.000 ha

Sản lượng củ sắn tươi

7,7 triệu tấn

8 triệu tấn

Khả năng cạnh tranh

Sản phẩm đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu trong nước và là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu quan trọng (chủ yếu dưới dạng sắn lát khô, bột sắn, tinh bột sắn sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông với kim ngạch tăng rất nhanh)

Chính sách đối với ngành

Do mức độ phụ thuộc vào cây lương thực dạng củ trong nước giảm nên mức độ bảo hộ ở mức thấp  (thuế nhập khẩu  10%); Nhà nước không có chính sách riêng biệt nhằm khuyến khích phát triển  sản xuất.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến