/ / / /

Quy định giao dịch chuyển tiền điện tử trong phòng, chống rửa tiền của Thông tư 09/2023/TT-NHNN


Quy định giao dịch chuyển tiền điện tử trong phòng, chống rửa tiền của Thông tư 09/2023/TT-NHNN

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.


Quy định giao dịch chuyển tiền điện tử trong phòng, chống rửa tiền

Thông tư này quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

Trong đó, Thông tư quy định rõ về giao dịch chuyển tiền điện tử, cụ thể:

1- Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:

a) Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;

b) Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác;

c) Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.

2- Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử chỉ được thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử khi lệnh chuyển tiền điện tử có đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

3- Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính trung gian tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:

- Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;

- Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

4- Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính thụ hưởng trong giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:

- Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;

- Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

Chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo giao dịch trong phòng chống rửa tiền

Theo Thông tư quy định, đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:

a) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;

b) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.


Quy định giao dịch chuyển tiền điện tử trong phòng, chống rửa tiền năm 2023.


Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

Quy định giao dịch chuyển tiền điện tử trong phòng, chống rửa tiền - Ảnh 1.

Thông tư này quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

Trong đó, Thông tư quy định rõ về giao dịch chuyển tiền điện tử, cụ thể:

1- Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:

a) Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;

b) Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác;

c) Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.

2- Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử chỉ được thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử khi lệnh chuyển tiền điện tử có đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

3- Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính trung gian tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:

- Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;

- Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

4- Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính thụ hưởng trong giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:

- Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;

- Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.

Chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo giao dịch trong phòng chống rửa tiền

Theo Thông tư quy định, đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:

a) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;

b) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương./.


Kiến nghị quản lý tiền ảo, tiền điện tử

Thảo luận về các nội dung cụ thể, đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) đề nghị bổ sung khoản 10 Điều 3 đối với tội phạm đánh bạc và tội phạm ma tuý bởi hai nhóm tội phạm này hiện có liên quan rất nhiều đến hoạt động rửa tiền. Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định đối với tiền ảo vì thực tế hiện nay dù luật pháp chưa cho phép nhưng các hoạt động giao dịch tiền ảo vẫn diễn ra. Nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm, đại biểu Trình Lam Sinh cho rằng, lĩnh vực này sẽ rất dễ trở thành lĩnh vực rửa tiền nhiều nhất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận.

Cũng quan tâm đến tiền ảo, tiền kỹ thuật số, đại biểu Đào Hồng Vận (Hưng Yên) cho rằng, mặc dù nước ta không cho phép tiền ảo, tiền kỹ thuât số nhưng thực chất hai loại tiền này đang có giao dịch. Vì vậy, nếu chúng ta không quan tâm đến loại tiền này thì đây sẽ là kẽ hở pháp lý. Chính vì vậy, chúng ta nên nghiên cứu quy định trong Luật để quản lý vì nếu không đưa vào Luật sẽ tạo thành kẽ hở để các đối tượng lợi dụng. “Tôi lấy ví dụ, đối tượng có thể dùng tiền thật mua tiền ảo, sau đó ra nước ngoài bán tiền ảo đó thì đương nhiên, tiền của chúng ta sẽ bị đưa trái phép ra nước ngoài” – đại biểu kiến nghị.  

Về vấn đề ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền phải cân nhắc đến tiền ảo. Mặc dù chúng ta chưa công nhận nhưng trên thực tế vẫn có, người dân vẫn sử dụng. “Vậy chúng ta phải tính toán quy định như thế nào cho phù hợp.Việc này chúng tôi rất sốt ruột, pháp luật không công nhận nhưng trên thực tế vẫn tồn tại. Khi thảo luận ở Chính phủ cũng có 2 luồng ý kiến là quy định hay không quy định trong Luật. Theo tôi, đề nghị giao cho Chính phủ quy định về kiểm soát, chế tài xử lý vì các loại liên quan đến điện tử, kỹ thuật số… diễn biến rất nhanh” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ý kiến. Cũng nói về tiền ảo, tiền điện tử, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) cho rằng đây là loại hình giao dịch khá phổ biến, việc rửa tiền liên quan đến tiền điện tử đang là nguy cơ, nhưng trong các Luật chưa quy định. Đại biểu cũng kiến nghị quản lý loại tiền này. 


Trách nhiệm phòng, chống rửa tiền

Nhất trí với việc bổ sung các quy định về đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) đề nghị nên quy định theo hướng: định kỳ 2 năm một lần hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ có báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền để báo cáo Quốc hội bởi đây là vấn đề quan trọng, có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia và các cam kết của Việt Nam với quốc tế, do đó, nếu có rủi ro phát sinh liên quan đến chính sách, pháp luật thì Quốc hội phải kịp thời xem xét.   

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến (An Giang) đề nghị cần rà soát bổ sung, làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong phòng, chống rửa tiền theo hai nhóm giải pháp phòng và chống. Theo đại biểu, đây là nội dung cốt lõi, quan trọng nhất của dự luật, sau này có thực hiện hiệu quả được hay không cũng phụ thuộc vào điều này. Tuy nhiên “dự luật chưa quy định rõ, còn chung chung. Trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan có liên quan trong "phòng" rửa tiền là gì? trong "chống" rửa tiền là gì? – Phải cố gắng xác định rõ”, đại biểu Hoàng Hữu Chiến nói.


Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:

- Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các nội dung liên quan đến giao dịch chuyển tiền điện tử phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử.


 

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến