/ / / /

Top 10 điểm nổi bật M&A trong năm 2011 (KÌ I )


Top 10 điểm nổi bật M&A trong năm 2011 (KÌ I )
(Kì 1)   TOP 10 ĐIỂM NỔI BẬT CỦA M&A NĂM 2011  
  1. 1.      Hoạt động M&A dưới hình thức Inbound hay việc các tập đoàn nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam qua hình thức M&A vẫn là phổ biến.
 
Tỷ VNĐ Triệu USD %
Domestic 10,334.7 501.7 18.7%
Inbound 44,858.5 2,177.6 81.3%
Outbound - - 0.0%
55,1993.1 2,679.3 100.0%
Nguồn: StoxPlus  
  1. 2.      Outbound hay đầu tư ra ngoài nước ngoài của các công ty Việt Nam hầu như không có.
Thực tế này xuất phát từ những khó khăn nội tại của Việt Nam trong trong thời gian này khi mà các doanh nghiệp phải lo liệu và đối phó với những khó khăn về vốn và kinh doan trong nước.  
  1. 3.      Hơn 1,4 tỷ USD dòng tiền vào Việt Nam qua kênh M&A giúp cải thiện cán cân thanh toán và hạ nhiệt vấn đề tỷ giá.
Trong tổng số hơn 2.1 tỷ USD giá trị thương vụ có liên quan đến các tập đoàn nước ngoài thì có hơn 1.4 tỷ USD dòng tiền chảy trực tiếp vào các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoại trừ thương vụ 609 triệu USD chuyển cho cổ đông là Công ty Charoen Pokphand Thái Lan, còn lại các giao dịch lớn liên quan đến Vietinbank ( 300 triệu USD), Hoàng Anh Gia Lai ( 55 triệu USD ), Masan Consumers ( 159 triệu USD ), MegaStar ( 73,6 triệu USD ). Đây là một lượng ngoại tệ quan trọng giúp cải thiện cán cân thanh toàn và giúp hạ nhiệt bài toán tỷ giá.  
  1. 4.      Thương vụ lớn đến từ Trung Quốc và Mỹ nhưng dòng tiền M&A chủ yếu đến từ Nhật Bản.
Trong tổng số 11 quốc gia và cùng lãnh thổ có các tập đoàn thực hiện đầu tư và M&A vào các doanh nghiệp Việt Nam thì lớn nhất là từ Trung Quốc. Tuy nhiên với chỉ 1 thương vụ liên quan đến hai công ty nước ngoài. Trong khi đó, các định chế tài chính quốc tế có trụ sở tại Mỹ ( như IFC) đứng thứ hai. Tuy nhiên xét về dòng tiền trực tiếp thì cho Việt Nam thì các tập đoàn từ Nhật Bản có đóng góp nhiều nhất. Tổng giá trị thương vụ lên đến 236 triệu USD. Các ngành mà các tập đoàn nhật Bản đã tham gia vào Việt Nam gồm:   Tài chính                     : SBI-FPTS: 25 triệu USD; Nikko Cordial- PSI:6,9 triệu USD. Nếu như thương vụ Mizuho –                                           Vietcombank 560 triệu USD thành công trong năm nay thì sẽ đánh dấu một năm có dòng tiền kỷ lục từ Nhật bản vào Việt Nam. Bất động sản                : Japan Asia Vietnam mua lại tòa nhà Centre Point tại TP.HCM trong quý 1 năm 2011. Truyền thông           : NTT Docomo ( Nhật Bản ) mua 25% VMG ( 18 triệu USD ). Hàng tiêu dùng        : Kirin Holding mua 57% Interfoods ( 4,06 triệu USD); Daio Paper  mua 48% Sài Gòn Paper giá 10,7 triệu USD và Unicham mua toàn bộ Diana Việt Nam giá 128 triệu USD.

Bảng M&A phân loại theo nguồn gốc bên Mua.( nguồn : StoxPlus )

Quốc gia Tỷ VNĐ Triệu USD %
Trung Quốc 12,545.4 609.0 22.7%
Mỹ 11,799.7 572.8 21.4%
Nhật Bản 4,869.1 236.4 8.8%
Nga 4,037.6 196.0 7.3%
Ấn Độ 2,554.4 124.0 4.6%
Singapore 2,487.5 120.8 4.5%
Đức 2,430.8 118.0 4.4%
Hàn Quốc 1,516.2 73.6 2.7%
Anh 1,444.1 70.1 2.6%
Đài Loan 813.3 39.5 1.5%
Philippine 515.0 25.0 0.9%
Việt Nam 10,180.2 494.2 18.4%
  55,193.1 2,679.3 100.0%
 
  1. 5.      Ngành hàng tiêu dung và tài chính là hai ngành có giá trị thương vụ chuyển nhượng cao nhất
Bên cạnh ngành hàng tiêu dùng có giá trị lớn nhât trên 1 tỷ USD, các thương vụ liên quan đến IFC/Vietinbank, IFC/An Binh Bank; LienVietBank/VPSC; PVI/Tanlax và các thương vụ công ty chứng khoán gồm: SBI/FPTS, Nikko Cordial/PSI, Xuan Thanh Group/Viencom Securities, v.v.. đã tạo nên sự sôi động nhất trong ngành tài chính Việt Nam.

 Bảng M&A phân theo ngành của bên Bán ( Nguồn: StoxPlus ) 

Ngành Tỷ VNĐ Triệu USD %
Hàng tiêu dùng 21,312.0 1,034.6 38.6%
Tài chính 9,339.6 453.4 16.9%
Bất động sản 5,169.6 251.0 9.4%
Giải trí 4,787.4 232.4 8.7%
Du lịch 2,898.5 140.7 5.3%
Công nghệ 2,296.9 111.5 4.2%
Khai khoáng 2,060.0 100.0 3.7%
Truyền thong 1,516.2 73.6 2.7%
Y tế 1,318.4 64.0 2.4%
Vật liệu hóa chất 1,133.0 55.0 2.1%
Đường 1,071.2 52.0 1.9%
Công nghiệp 817.4 39.7 1.5%
Dược 737.5 35.8 1.3%
Nhà hàng 515.0 25.0 0.9%
Giấy 220.4 10.7 0.4%
55,1931 2,679.3 100%

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến