Vật phẩm NFT, tiền mã hóa nên được thừa nhận là một loại tài sản hợp pháp?
Vật phẩm NFT, tiền mã hóa nên được thừa nhận là một loại tài sản hợp pháp?
Vấn đề hệ sinh thái “tài sản mã hóa”. Hiện nay công nghệ blockchain đang được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề khác nhau như thời trang, ẩm thực, hội họa, thể thao,… và có thể ứng dụng vào bất kì lĩnh vực nào để xa hơn là xây dựng vũ trụ ảo - nơi mà một số chính quyền địa phương như Thượng Hải (Trung Quốc) dự tính sẽ cung cấp dịch vụ công trên đó. Điều này kết hợp với việc chính quyền trung ương Trung Quốc thử nghiệm ví điện tử e-CNY dành cho đồng Nhân dân tệ số tại một số tỉnh thành phố trong đó gồm Thượng Hải có thể sớm tạo ra bước tiến mới liên quan đến tài sản số, cuộc sống số ở nước này và trên thế giới.
Có thể thấy rằng sự phát triển của khoa học công nghệ là không thể đảo ngược nên trước những lợi ích và cả rủi ro mà công nghệ mang lại, rõ ràng Nhà nước cần có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người dân. Do đó, vấn đề công nhận hay không công nhận các sản phẩm mã hóa như vật phẩm NFT, tiền mã hóa là tài sản hợp pháp hay không trở nên quan trọng. Thêm vào đó khi giao dịch vật phẩm NFT, tiền mã hóa dựa trên công nghệ blockchain bằng ‘hợp đồng thông minh’ (Smart Contract, SC) thì việc xác định SC có hiệu lực hay vô hiệu theo quy định pháp luật hay không trở nên quan trọng.
Nếu tiến tới công nhận các sản phẩm mã hóa này là tài sản thì vấn đề đặt ra tiếp theo là chúng sẽ thuộc loại tài sản nào trong 04 loại tài sản theo Bộ luật Dân sự hiện hành là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản hay được coi là một loại tài sản mới?
Dù có thể còn nhiều câu hỏi pháp lý nữa xoay quanh trò chơi blockchain cũng như công nghệ blockchain, nhưng Nhà nước vẫn cần sớm đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề này để đảm bảo lợi ích của cả chính quyền và người dân thay vì bỏ nhỏ như hiện nay khiến các rủi ro không được quản lý nên như ‘thòng lòng’ lơ lửng trên đầu.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook