/ / / /

M&A - 5 thương vụ M&A đình đám nên biết


M&A - 5 thương vụ M&A đình đám nên biết
Bank of America trở thành tổ hợp tài chính lớn nhất thế giới sau khi trải qua hai thương vụ sáp nhập được xem là lớn nhất nhì lịch sử thế giới
1. Bank of America & Merrill Lynch Nếu như vụ mua lại ngân hàng Bank America Corp của NationsBank trị giá 64 tỷ USD là vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử vào thời điểm năm 1998, với sự ra đời của Bank of America với tổng tài sản kết hợp lên tới 570 tỷ USD thì vụ mua lại Merril-Lynch trị giá 50 tỷ USD năm 2008 của Bank of America cũng được coi là một trong 10 vụ sáp nhập lớn nhất thập kỷ. Việc sáp nhập thành công đã đưa Bank of America trở thành công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới với 20.000 nhân viên môi giới chứng khoán trên toàn thế giới, 2,5 nghìn tỷ USD tài sản khách hàng, phục vụ hơn 59 triệu người tiêu dùng và có khách hàng trên 150 quốc gia. Bank of America cũng trở thành nhà bảo lãnh số một cho các khoản nợ lãi suất cao, nhà bảo lãnh chứng khoán thứ ba toàn cầu và nhà cố vấn lớn thứ 9 toàn cầu về sát nhập và mua lại toàn cầu. 2. Commerzbank & Dresdner Việc Commerzbank, ngân hàng tư nhân lớn thứ hai Đức đã tiếp quản đối thủ cạnh tranh Dresdner Bank đã từng được coi là bước đột phá sau nhiều năm do dự. Tháng 8 năm 2008, Commerzbank tuyên bố mua lại 100% ngân hàng Dresdner với 5,5 tỷ euro và sáp nhập làm một vào ngày 11 tháng 5 năm 2009. 3. JP Morgan Chase & Bank One CorpVụ sáp nhập này phần nào đó được coi là hành động tự vệ vì với quy mô nhỏ, các ngân hàng Đức dễ bị tổn thương hơn so với các ngân hàng khác trên sân chơi toàn cầu. Việc sáp nhập cũng được coi là kích hoạt một số sự tái cơ cấu cần thiết của toàn bộ ngành ngân hàng Đức. Nó tạo ra một ngân hàng quốc gia vô địch thứ hai sau người đứng đầu thị trường là ngân hàng Deutsche và mang lại cho các ngân hàng nguồn vốn và quy mô cần thiết để mở rộng ra nước ngoài. 4. UniCredit & HVB Với tất cả những tin đồn không ngừng về những vụ sát nhập giữa các ngân hàng bán lẻ châu Âu nơi mà những bước tiến ít ỏi trong việc tạo ra một thị trường dịch vụ tài chính duy nhất song hành với thị trường hàng hóa duy nhất trên toàn lục địa đã gây ra nhiều thất vọng. Hầu như tất cả sự liên kết các ngân hàng liên biên giới đã chùn bước ngay trong giai đoạn đầu tiên nên vào thời điểm năm 2005 UniCredit của Ý công bố việc mua lại HVB, tập đoàn ngân hàng lớn của Đức với mức giá 15,4 tỷ euro (18,6 tỷ USD) (và vài tỷ nữa để mua lại các cổ đông thiểu số tại công ty con của ngân hàng HVB tại Úc và Ba Lan) thì đây chính là vụ sáp nhập ngân hàng xuyên biên giới lớn nhất châu Âu tính đến thời điểm đó.   Vụ sáp nhập trị giá 58 triệu USD vào năm 2005 của JP Morgan Chase và Bank One đánh dấu chiến thắng trở lại với phố Wall của Jamie Dimon sau "hơn 5 năm sau bị lưu đày". Dimon trở thành CEO của ngân hàng lớn thứ hai Mỹ với tổng tài sản lên tới 1 nghìn tỷ USD và 2.300 chi nhánh trên 17 bang. Chủ yếu vụ sáp nhập tìm cách "kết dính lĩnh vực đầu tư ngân hàng và thương mại không ổn định của J.P.Morgan với kinh doanh thẻ tín dụng và khách hàng dễ dự đoán của Bank One." Năm 2010, JP Morgan Chase đứng thứ 8 trong top 10 ngân hàng tốt nhất thế giới với giá trị thương hiệu đạt hơn 13 ,39 tỷ USD. 5. HSBC & Household International Năm 2003, sự sụp đổ của thế giới dotcom đã nhường đường cho sự bùng nổ cho vay và bùng nổ giá bất động sản. HSBC lúc này đang trên con đường trở thành tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới khi nó quyết định theo đuổi một phần thị trường bất động sản bùng nổ của Mỹ. HSBC mua lại Household International và sát nhập với một công ty con vào năm 2005 để thành lập HSBC Finance Corporation với suy nghĩ rằng vụ mua lại có thể tạo điều kiện cho Household vay mượn rẻ hơn nhờ vào xếp hạng tín dụng cao hơn của HSBC, dẫn đến biên độ cho vay lớn hơn với khách hàng. Tuy nhiên vào thời điểm đó Household International vẫn chưa là một cái tên có tiếng với nhiều khách hàng. Household hoàn toàn không phù hợp với hoạt động của HSBC vì phần lớn hoạt động của nó là ở thị trường thế chấp phẩm chất thấp, hướng tới những chủ hộ có thu nhập thấp. 50 triệu khách hàng Mỹ với lịch sử tín dụng không đồng nhất, thua lỗ ở mức cao mọi lúc, Household đã khiến ngân hàng thua lỗ 30 tỷ USD kể từ năm 2006.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến