M&A - Khi tàu hỏa bắt tay với tàu biển
Liệu cái “bắt tay’ này cũng có thể hiểu là VNR đang có ý định “lấn sân” sang lĩnh vực vận tải biển, thưa ông?
Đúng là VNR cũng đang có ý định rộng lĩnh vực kinh doanh của mình theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Chúng tôi vẫn biết rằng, về vận tải đường sắt thì chúng tôi là một doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và thế mạnh hàng đầu Việt Nam. Còn về lĩnh vực vận tải biển thì Vinalines lại hơn hẳn chúng tôi.
Tuy nhiên, không vì thế mà VNR lấy làm quan ngại trong việc quyết định mở rộng đầu tư sang lĩnh vực mới. Việc hợp tác với Vinalines sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho VNR mở rộng đầu tư sang lĩnh vực vận tải biển cũng như một số ngành nghề khác mà VNR đang có ý định đầu tư.
"Mở rộng đầu tư để phục vụ ngành đường sắt tốt hơn"
Nhưng việc mở rộng đầu tư kinh doanh đã được nhiều chuyên gia kinh tế (trong đó có cả nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt) cảnh báo là không nên vì nó ẩn chứa nhiều mối hiểm họa?
Theo tôi, việc mở rộng đầu tư kinh doanh là điều cần thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển. Việc mở rộng chỉ trở nên nguy hiểm khi doanh nghiệp mở rộng một cách tràn lan, thiếu cân nhắc.
Đối với VNR, chúng tôi chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà chúng tôi có khả năng và ít nhiều liên quan đến “sở trường” của chúng tôi. Chẳng hạn, chúng tôi hoàn toàn có thể hợp tác với Vinalies đầu tư xây dựng các ICD, các công trình liên quan đến vận tải, cảng biển…
Nói một cách khác, VNR sẽ không bao giờ đầu tư vào những lĩnh vực mà bản thân không có thế mạnh.
Nhưng đến thời điểm này thì ngành đường sắt vẫn chưa phải là đã làm tốt nhiệm chính của mình. Vậy tại sao VNR đã “sốt sắng” đi làm những việc được xem là không phải của mình, thưa ông?
Chúng tôi xin khẳng định rằng, để đáp ứng nhu cầu của người dân một cách trọn vẹn, hoàn hảo là điều không thể. Vì vậy, trong hoạt động của mình, VNR chỉ mong muốn làm sao để có thể đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất. Muốn vậy, bắt buộc VNR phải mở rộng đầu tư, kinh doanh để có thể chủ động được nguồn vốn, từ đó quay trở lại phục vụ cho ngành đường sắt được tốt hơn.
Vì vậy, việc mở rộng đầu tư, kinh doanh của VNR không có nghĩa là sẽ làm cho ngành đường sắt yếu đi, mà ngược lại sẽ là động lực, là đòn bẩy vững chắc để VNR làm tốt hơn trọng trách của mình.
"Đã hoàn tất quá trình cổ phần hóa với doanh nghiệp vừa và nhỏ"
Vậy, cái “bắt tay” với Vinalines có giúp gì cho mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế của VNR không, thưa ông ?
Muốn trở thành tập đoàn kinh tế thì phải hợp tác, liên doanh, liên kết với nhiều doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, không phải cứ liên doanh liên kết là trở thành tập đoành kinh tế. Tự bản thân mỗi doanh nghiệp phát triển đến một ngưỡng nào đấy, thỏa mãn các yêu cầu cần thiết thì sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế thực sự.
Đối với VNR, kế hoạch trở thành một tập đoàn kinh tế đã được Thủ tướng phê duyệt. Hiện nay, mọi công việc chuẩn bị liên quan đến thủ tục pháp lý, sắp xếp bộ máy tổ chức, cổ phần hóa các đơn vị thành viên…đang được gấp rút hoàn tất. Dự kiến đầu năm 2008, VNR sẽ trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch trở thành tập đoàn kinh tế.
Cũng xin lưu ý rằng, trong kế hoạch trở thành tập đoàn kinh tế, VNR vẫn chủ yếu tập trung vào vận tải là chính. Song, hiện tại và cả đến lúc đó, chúng tôi vẫn sẽ có những tổng công ty rất mạnh về xây dựng, công nghiệp, du lịch…
Hiện VNR đã hoàn tất quá trình cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Còn lại một số đơn vị lớn thì đang được chúng tôi nghiên cứu thực hiện cổ phần hóa theo đúng lộ trình đề ra.
Theo bản thỏa thuận được Tổng công ty Đường sắt (VNR) và Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) ký kết cuối tháng 10 tại Hà Nội, VNR và Vinalines sẽ cùng nhau hợp tác đầu tư phát triển các cảng cạn (ICD) tại các khu kinh tế trọng điểm trên toàn quốc, thông qua việc hình thành mạng lưới đường sắt phục vụ việc vận chuyển hàng hóa tại các ICD này.
Trước mắt, hai bên sẽ tập trung phát triển ba trung tâm tại 3 miền Bắc – Trung – Nam để từ đó có thể hình thành một mạng lưới phân phối rộng khắp.
Hai bên cũng sẽ tiến hành việc nghiên cứu đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt tại các cảng của Vinalines như: Cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cảng Hiệp Phước (Tp.HCM), Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa), Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện), Cảng Đình Vũ (Hải Phòng), Cảng Cái Lân (Quảng Ninh).
Ngoài ra, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, hai bên sẽ tiến hành hợp tác trong việc kinh doanh vận tải đa phương thức, thực hiên góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên của hai bên khi thực hiện cổ phần hóa và thành lập mới các công ty, góp vốn vào các dự án trong tương lai…
Bản thỏa thuận này được xem như một bước ngoặt quan trọng cho cả hai bên trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược là đầu tư phát triển hệ thống phân phối hàng hóa trên toàn quốc, xây dựng mạng lưới đường sắt kết nối với cảng, kinh doanh vận tải đa phương thức… mà Chính phủ giao cho hai tổng công ty.
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Bằng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xung quanh thỏa thuận này.
Đường sắt sẽ với tay sang vận tải biển!
VNR và Vinalines vốn vẫn được xem là hai đối thủ cạnh tranh nhau trong lĩnh vực vận tải nội địa. Vậy tại sao lại có cái “bắt tay” này, thưa ông?
Trong kinh doanh thì bao giờ cũng phải cạnh tranh. Và đương nhiên lĩnh vực vận tải cũng không phải là một ngoại lệ. Tổng công ty Đường sắt và Tổng công ty Hàng hải là 2 doanh nghiệp vận tải chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có một thế mạnh riêng nhưng đồng thời lại có những hạn chế nhất định do những đặc thù riêng của mình.
Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mỗi bên mình thì bắt buộc doanh nghiệp phải hội nhập, tức là phải bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp khác, thậm chí là với đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình.
Việc VNR “bắt tay” với Vinalines là một sự hội nhập đúng theo nguyên tắc, nghĩa là một sự kết hợp tất yếu. Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, ở đâu có cảng thì ở đó cần phải có đường sắt và ngược lại. Chúng tôi đều ý thức được rằng, muốn cạnh tranh thì phải hợp tác, phải hội nhập và hội nhập là để cạnh tranh tốt hơn.
Đó là nguyên nhân dẫn đến một bản thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa 2 bên ngày hôm nay.
Theo Báo Điện Tử - Thời Báo Kinh Tế Việt Nam
Bình luận
Bình luận bằng Facebook