/ / / /

M&A: ABN AMRO


M&A: ABN AMRO

Thương vụ sáp nhập ngân hàng ABN AMRO

                     

 Ngày 23/4/2007, Barclays đã công bố thoả thuận mua lại ABN AMRO trong một thương vụ trị giá 67 tỉ Euro. Theo John Varley thuộc Barclay, đây là “thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ tài chính toàn cầu, và giao dịch xuyên quốc gia tầm cỡ nhất”.

  Lược sử và hoạt động kinh doanh của ABN AMRO
ABN AMRO, được thành lập năm 1824, là một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu, và tiến hành hoạt động trên toàn thế giới. Ngân hàng này được hình thành từ vụ sáp nhập hai ngân hàng Algemene Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO). Công ty ABN AMRO Holding N.V. là công ty mẹ, được niêm yết trên sàn Euronext Amsterdam và NYSE. Công ty con chính của ABN AMRO Holding N.V. là ngân hàng ABN AMRO N.V. ABN AMRO xếp thứ 8 tại châu Âu và xếp thứ 13 thế giới về tổng tài sản, với 4.500 chi nhánh trên 53 quốc gia, với khoảng 110.000 nhân công và tổng tài sản 999 tỉ Euro. ABN AMRO đã đối mặt với nhu cầu chuyển mình mang tính bước ngoặt từ đầu năm 2007. Ngân hàng này vẫn chưa tiến gần tới mục tiêu tự đặt ra năm 2000 là nằm trong top 5 trong số những tập đoàn cùng quy mô, lấy tiêu chuẩn là ROE. Đây là mục tiêu mà Rijkman Groenink, giám đốc điều hành vừa được bổ nhiệm thời điểm đó, đặt ra. Từ 2000 tới 2006, giá cổ phiếu ABN AMRO có phần trì trệ. Kết quả tài chính của năm tài chính 06 đã làm dấy lên mối quan ngại về tương lai của ngân hàng. Chi phí hoạt động tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu hoạt động, cho thấy càng mở rộng quy mô sẽ càng làm giảm hiệu quả. Hiệu suất đã giảm sút đến mức 69.9%. Tỉ lệ tăng các khoản nợ khó đòi hàng năm là 192%. Lợi nhuận ròng chỉ được đẩy lên khi liên tục bán tài sản. Sau một loạt những kêu gọi mua lại, sáp nhập hoặc giải thể, với mối lo ngại rằng giá cổ phiếu của ABN AMRO không phản ánh giá trị thực tế của tài sản cơ sở, cuối cùng vào ngày 23/4/2007, Barclays đã công bố thoả thuận mua lại ABN AMRO trong một thương vụ trị giá 67 tỉ Euro. Theo John Varley thuộc Barclay, đây là “thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ tài chính toàn cầu, và giao dịch xuyên quốc gia tầm cỡ nhất”.

Những thương vụ mua bán ngân hàng lớn nhất thế giới

Cả hai mức giá bỏ thầu cho ABN AMRO của các bên tham gia đấu thầu đều ở mức cao nhất trong các thương vụ mua bán. Mức giá cao nhất cho tới giờ vẫn thuộc về vụ sáp nhập Mitsubishi Tokyo Financial với UFJ Holdings, với giá trị lên tới 59,1 tỉ USD.
Năm Bên bán Bên mua Giá trị (tỉ USD)
2007 ABN Amro RBS, Santander, Fortis 96.6 (đề nghị)
2007 ABN Amro Barclays 89.7 (đề nghị)
2005 UFJ Holdings Mitsubishi Tokyo Financial Group 59.1
2004 Bank One JP Morgan Chase 56.9
2003 FleetBoston Financial Bank of America 47.7
1998 BankAmerica NationsBank 43.1
2006 Sanpaolo IMI Banca Intesa 37.7
1998 Citicorp Travelers 36.3
2005 MBNA Bank of America 35.2
1999 National Westminster Bank Royal Bank of Scotland 32.4
1998 Wells Fargo Norwest 31.7
2000 JP Morgan Chase Manhattan 29.5
ABN AMRO đã tự đặt mình vào tình thế thiên vị Tuy thế, ABN AMRO vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn. Không dễ dàng rút lui khỏi sân khấu một cách êm đẹp, đặc biệt trong tiếng la ó của khán phòng. ABN AMRO đương nhiên không thể làm được điều đó. Khi ngân hàng của Hà Lan này thông báo việc tiếp quản đã được thoả thuận với Barclays, ABN AMRO cũng đồng thời tiết lộ việc bán LaSalle, một chi nhánh ngân hàng tại Mỹ của ABN AMRO, cho Ngân hàng Mỹ. Việc chuyển nhượng này đã làm đổ vỡ kế hoạch phân chia ABN bởi một liên minh bao gồm Ngân hàng Hoàng gia Scotland, Santander và Fortis. Theo đó, động thái này sẽ làm nảy sinh những vấn đề về quá trình tiếp xúc chuyển nhượng của ABN. Khó khăn không chỉ nằm ở việc chuyển nhượng LaSalle mà thôi. Giá mua chi nhánh này – lên tới 21 tỉ USD tiền mặt – là một mức giá tốt, chỉ ở mức trên 20 lần doanh thu dự báo. Mặc dù LaSalle có ý nghĩa rất lớn với ABN, nhưng luật pháp Hà Lan không thể áp đặt ABN phải được sự chấp thuận của các cổ đông để bán chi nhánh này. Và cũng không có vấn đề gì đối với Barclays, nhưng ngược lại, liên minh ngân hàng Vương quốc Anh dường như mất đi lợi thế sau quyết định này. Thực ra, vấn đề nằm ở chỗ việc chuyển nhượng có ý nghĩa thế nào đối với số phận của tập đoàn. Ở đây có một mạng lưới chằng chịt các mối liên quan phức tạp cần cân nhắc. Việc bán LaSalle làm cho ABN trở nên kém hấp dẫn và không được liên minh ngân hàng trả giá cao. Theo cách này, ABN đã làm giảm khả năng xảy ra một cuộc đấu giá hấp dẫn. Nhưng luôn luôn có cơ sở để nghi ngờ khả năng của liên minh có thể đưa ra mức giá cuối cùng – nói thẳng ra là không có điều gì cấm một thành viên của liên minh mua lại ABN trước khi Barclays tiến hành đàm phán. Và nếu Barclays cứ khăng khăng đòi thực thi điều kiện bán LaSalle trước khi chuyển giao, và nếu ABN từ chối ý tưởng này, thì cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ hy vọng chuyển nhượng thành công có tiềm năng nhất. Song ABN vẫn chịu búa rìu về việc đã tạo lợi thế cho một bên tham gia đấu thầu. Đây là mớ bùng nhùng do chính ngân hàng này đã tạo ra. ABN đã có thể gộp toàn bộ tập đoàn lại, đưa ra đấu giá, thực thi một quy trình minh bạch hơn, công bằng đối với tất cả các bên tham gia đấu thầu và có thể tạo ra lợi nhuận tối đa cho các cổ đông. Ngân hàng Hà Lan này đã có thể thu hút sự quan tâm với hệ thống hợp nhất vốn có, và cũng đã có thể tránh được những tranh cãi xung quanh lợi ích của tập đoàn. Ngân hàng này hiện đang cắt giảm nhân sự để thuyết phục các nhà đầu tư rằng nó đang quan tâm tới giá chuyển nhượng tối đa hơn là nghĩ tới hậu quả là có thể làm những nhà quản lý công ty không mấy thoải mái. Các thương vụ mua lại và sáp nhập mà ABN AMRO đã tiến hành
  • Năm 2005, ABN AMRO mua Banca Antonveneta của Italy, vốn là một đối tác trong nhiều năm và có cơ sở khách hàng gần giống ABN AMRO.
  • Tháng 1/2007, ngân hàng đã bán Tập đoàn Cầm cố ABN AMRO, một trong những công ty dịch vụ cầm cố đứng đầu nước Mỹ, cho Citigroup.
  • Banco Real, một công ty con của ABN AMRO tại Brazil, đã mua lại Sudameris, một ngân hàng cùng quy mô tại Brazil.
  • Tháng 3/2007, ngân hàng Hà Lan này đã tuyên bố trả 227 triệu USD để có được 93.4% cổ phần tại ngân hàng Prime Bank tại Pakistan, và sẽ sẵn sàng tham gia đấu thầu để mua phần còn lại.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến