/ / / /

M&A - Mua bán sáp nhập là để giảm các ngân hàng nhỏ (M&A)


M&A -  Mua bán sáp nhập là để giảm các ngân hàng nhỏ (M&A)

Việc mua bán, sáp nhập ngân hàng hiện diễn ra âm thầm. Theo nhiều chuyên gia, nếu có “ý chí” của cơ quan quản lý, đây là “chìa khóa” để giảm ngân hàng nhỏ.

Nhiều diễn giả tại Diễn đàn Mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam 2011 diễn ra ngày 9.6, cho biết, việc mua bán và sáp nhập không phải là “tự xóa sổ” mà để đơn vị mình lớn thêm, mạnh hơn. Bán để tăng cạnh tranh Điển hình nhất trong các thương vụ M&A của lĩnh vực ngân hàng trong nước có thể kể đến thương vụ Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPOST) góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) vào tháng 2/2011. Sở dĩ thương vụ này được chú ý nhiều nhất vì lần đầu tiên một tổng công ty nhà nước góp vốn vào một doanh nghiệp cổ phần bằng tiền và giá trị của cả một công ty. Sau khi được VNPOST góp vốn, Liên Việt đã “lớn nhanh như thổi”.
TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị LienVietBank, trong cuộc họp báo về Diễn đàn M&A 2011
Cụ thể, sau hơn ba năm thành lập, tổng tài sản của LienVietBank đã tăng gấp 5 lần, vốn điều lệ tăng gấp đôi, mạng lưới mở rộng gấp 7 lần, nhân sự tăng gấp 3 lần. Và tính đến tháng 5/2011, tổng tài sản của LienVietBank đạt trên 40.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 5.650 tỷ đồng. Điều được nhất, theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị LienVietBank, là “rút ngắn được khoảng cách 100 năm phát triển so với một ngân hàng thương mại trung bình muốn trở thành một ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ với số lượng điểm giao dịch lớn nhất nước”. “Sự sáp nhập này giúp chúng tôi khai thác được hơn 10.000 điểm bưu cục, điểm giao dịch bưu điện xuống tận các xã trong cả nước, đồng thời cũng tận dụng tối đa được nguồn vốn từ nông dân”, ông Hưởng nói. Trước đây, khi chưa sáp nhập với VNPOST, LienVietBank không dễ huy động vốn, vì mạng lưới chưa rộng khắp. “Sau khi sáp nhập, nguồn huy động vốn của chúng tôi khá ổn định và dồi dào, nhất là từ nông dân. Dù mỗi cá nhân gửi rất ít (mỗi sổ tiết kiệm khoảng 4 triệu đồng) nhưng số lượng lại đông và rất ổn định. Chúng tôi tăng được sự cạnh tranh so với ngân hàng khác”, ông Hưởng chia sẻ. Giải pháp cho ngân hàng nhỏ Từ đầu năm 2011 đến nay, hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam diễn ra chưa nhiều, nhưng so với những năm trước, hoạt động này đã mạnh lên, cả về số lượng và giá trị các thương vụ. Đến tháng 6/2011, ngành ngân hàng ghi nhận có 5 thương vụ M&A như việc Ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettinbank) bán 10% cổ phần cho công ty tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng An Bình (ABBank) bán 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho IFC và Maybank, Ngân hàng Phát triển Mê Kong (MDB) bán 15% cổ phần cho đơn vị đầu tư thuộc Temasek và Ngân hàng Quốc tế (VIB) bán 5% cổ phần cho Commonwealth Bank của Australia. Và từ nay đến cuối năm, những đơn vị đã có hoạt động M&A sẽ tiếp tục thực hiện việc mua bán và sáp nhập. Hiện nay, Viettinbank dự định sẽ bán tiếp 15% cổ phần cho một ngân hàng Canada vào quý III năm 2011. Ngân hàng này cũng dự kiến mua 30% cổ phần tại Ngân hàng phát triển Lào trong cuối năm 2011. Trong so sánh tương quan hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) cho biết, Bắc Mỹ là nơi giao dịch sôi động nhất với giao dịch gần 500 tỷ USD, và triển vọng phát triển nhất vẫn là khu vực này. Châu Âu được xếp thứ 2 và thứ 3 là châu Á. “Châu Á là khu vực đầy tiềm năng và có nhiều sự cải cách về chính sách và môi trường pháp lý”. Cũng theo ông Dũng, những thương vụ mua bán và sáp nhập nói trên trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam là dấu hiệu cho sự phát triển của hoạt động M&A trong tương lai. Mua bán và sáp nhập cũng được xem là giải pháp để giảm bớt ngân hàng nhỏ, chỉ để lại những ngân hàng đủ mạnh. “Mua bán và sáp nhập không phải là cái máy “in tiền”, nhưng là giải pháp vàng, là miếng nam châm hút kim cương cho những đơn vị muốn phát triển”, ông Nguyễn Đức Hưởng nói. Tuy nhiên, theo nhiều diễn giả, từ nay đến cuối năm 2011, các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam sẽ chưa tiến triển nhiều, vì còn tùy thuộc vào ý chí của cơ quan quản lý.

Nguồn: Phương Nhi, báo Đất Việt.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến