/ / / /

PHÂN LOẠI M&A


PHÂN LOẠI M&A

Phân loại M&A

 
UNCTAD (2000) cũng phân loại các hình thức M&A dựa vào chức năng của các công ty thành viên ứng với 3 loại hình trên:    
  • M&A theo chiều ngang:
Diễn ra giữa các công ty cùng kinh doanh một loại sản phẩm, dịch vụ…từ đó tạo ra một hang có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm chi phí do quy mô.  
  • M&A theo chiều dọc:
Diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng khác nhau về giai đoạn sản xuất hay chế biến. có thể là giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. Sự sáp nhập này tạo ra giá trị thông qua tận dụng kinh nghiệm và khả năng của các công ty trong một chuỗi nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Sáp nhập dọc có 2 phân nhóm nhỏ (a) sáp nhập tiến (forward) khi một công ty mua lại công ty khách hàng của mình, ví dụ công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bánlẻ quần áo; (b) sáp nhập lùi (backward) khi một công ty mua lại nhà cung cấp của mình, chẳng hạn như công ty sản xuất sữa mua lại công ty chăn nuôi bò sữa...  
  • M&A theo kiểu tập đoàn:
Diễn ra giữa các công ty khác nhau về lĩnh vực kinh doanh từ đó hình thành các tập đoàn lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.   Ở Việt Nam hiện nay, M&A chủ yếu tập trung theo kiểu sáp nhập theo chiều ngang, các công ty thực hiện M&A như một biện pháp để có được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.   Ngoài ra UNCTAD (2011) còn đưa ra cách phân loại theo động cơ gồm 2 loại thân thiện (Friendly) thù nghịch (Hostile).
  • M&A theo kiểu thân thiện:là trường hợp ban giám đốc công ty mục tiêu (bị mua lại) đồng thuận và ủng hộ trong giao dịch mua lại đó (tức không dùng các biện pháp chống lại thương vụ diễn ra)
  • M&A theo kiểu thù nghịch:là trường hợp ban giám đốc công ty mục tiêu không đồng ý và dùng các biện pháp chống thâu tóm.
  Xét về phân vùng địa lý, M&A có thể chia làm 2 loại là: ·         M&A nội địa:là những giao dịch của những công ty trong 1 quốc gia nhất định (không có việc kết hợp tài sản xuyên biên giới) ·         M&A xuyên biên giới:là những giao dịch diễn ra sự trao đổi hoặc kết hợp tài sản của các công ty không chỉ nằm trong lãnh thổ 1 quốc gia (xuyên biên giới).  

( MAF )

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến