/ / / /

M&A - Ngân hàng Châu Á cất cánh


M&A - Ngân hàng Châu Á cất cánh
Việc ngân hàng thương mại Trung Quốc - Merchants Bank "vượt mặt" ANZ - ngân hàng của Australia, trở thành người đầu tiên thực hiện một vụ tiếp quản lớn: mua lại Wing Lung Bank của Hong Kong với giá 4,7 tỷ USD đã khẳng định sức bật của ngân hàng Châu Á nói chung.

Thành lập năm 1933, Wing Lung đã trải qua nhiều thăng trầm, kể cả khi phải chuyển sang Macao hoạt động thời phát xít Nhật chiếm đóng cũng như các cuộc khủng hoảng tài chính để luôn giữ là một ngân hàng mạnh của Hong Kong.

Thâu tóm "đại bàng"

Sức mạnh của Wing Lung được tạo nên nhờ quan hệ chặt chẽ với các DN địa phương, đại lục và tài năm quản lý của hai em ông chủ trong suốt hơn 70 năm qua. Sau khi hai ông chủ của Wing Lung lần lượt qua đời vào năm 2005, 2008 ngân hàng này được đưa ra bán ở thị trường vì gia đình quản lý không đủ khả năng quản lý hiệu quả. Tháng 3/2008, Wing Lung thông báo sự thua lỗ đầu tiên kể từ khi được niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 1980 do có liên quan chặt chẽ đến các khoản đầu tư xấu liên quan tới thị trường Mỹ.

Lý do để ngân hàng thương mại Trung Quốc mua Wing Lung là vì Wing Lung nằm ngay sát biên giới Thẩm Quyến và cả hai ngân hàng đều có một lượng khách hàng giống nhau là những người có các nhà máy ở phía Nam Trung Quốc và văn phòng hoạt động ở Hong Kong. Ngoài ra, tuy Wing Lung đang trong thời kỳ khó khăn nhưng việc vực dậy và đưa ngân hàng này làm ăn có lãi trở lại là điều có thể vì các ngân hàng khác của Hong Kong là Wing Hang, Dah Sing và Chong Hing đều đang hoạt động tốt nên sự sẩy chân của Wing Lung chỉ là nhất thời và cơ hội của họ vẫn tràn trề.

Bàn đạp cho người chiến thắng

Lợi ích có thể khác nhau nhưng thuận lợi mang lại từ việc mua Wing Lung là rất lớn với Ngân hàng ANZ, người thua cuộc. Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Australia đang tăng nhanh, tháng 4/2008 hai nước đã ký hiệp định tự do thương mại nên ANZ có điều kiện để mở rộng hoạt động hơn nữa tại Trung Quốc cũng như khắp Đông Nam Á. Việc mua được một ngân hàng có trụ sở tại Hong Kong - trung tâm tài chính khu vực, thế giới - sẽ giúp ANZ đạt nhiều lợi nhuận hơn nữa. Ngoài ra, Wing Lung đã có giấy phép hoạt động tại đại lục.

Ngoài ANZ tham gia vụ mua Wing Lung còn có Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC). Ngân hàng Thương mại Trung Quốc sau khi được hãng JP Morgan tư vấn đã bỏ qua các tiến trình thủ tục hành chính theo nguyên tắc và liên hệ trực tiếp với gia đình quản lý Wing Lung. Với số tiền đưa ra cao hơn tới ba lần so với mức ANZ và ICBC định trả Ngân hàng Thương mại Trung Quốc đã nhanh chóng hoàn thành thương vụ. Và với việc tiếp quản được Wing Lung, Ngân hàng Thương mại Trung Quốc đã có được bàn đạp cực tốt tại một trong các trung tâm tài chính toàn cầu để thực hiện công cuộc chinh phục thế giới

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến