/ / / /

M&A - Tại sao các tập đoàn gia đình đua nhau bán sản nghiệp?


M&A - Tại sao các tập đoàn gia đình đua nhau bán sản nghiệp?
Thời gian qua ở Mỹ diễn ra nhiều vụ mua bán lớn giữa các tập đoàn gia đình. Lý do tại sao khiến cho các "ông lớn" đua nhau bán sản nghiệp của mình cho "người ngoài"?
Trong khi Murdoch đang nghe ngóng kết quả từ cuộc họp của nhà Bancroft trong tháng này, tập đoàn Hilton đã được chấp nhận bán lại cho Blackstone với giá 26 tỉ USD. Tập đoàn Hilton do ông Conrad Hilton sáng lập từ năm 1919 chỉ với một khách sạn nhỏ ở Texas.

Hồi tháng 4, công ty Tribune, chủ sở hữu của Chicago Tribune và Thời báo Los Angeles (Los Angeles Times), đã được bán cho Sam Zell, tập đoàn đầy quyền lực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với giá 8.2 tỉ USD. Đó là giá cao nhất của cả quá trình thương thảo, bắt đầu từ năm ngoái khi gia đình Chandler có ý định tạo nên sự thay đổi.

Trong khi đó, Clear Channel Communications, do gia đình Mays gây dựng từ một đài phát thanh nhỏ ở San Antonio, sau đó trở thành tập đoàn hùng mạnh nhất trong lĩnh vực phát thanh ở Mỹ, đã đạt được thoả thuận bán cho Thomas  H.Lee Partner & Bain Capital với giá 26,5 tỉ USD.

Chỉ trong một năm, giá trị của các vụ mua bán như trên đã lên tới hơn 90 tỉ USD. Tổng giá trị bản thoả thuận nếu đạt được giữa Cablevison -  tập đoàn hàng đầu về sản xuất dây cáp và HCA sẽ lên đến 150 tỉ USD

Jonh Rose, chuyên gia của Nhóm tư vấn Boston nói: "Hiện nay, một loạt các tập đoàn gia đình đang chịu những áp lực buộc phải bán cổ phần cho người ngoài. Vấn đề thế hệ và tình trạng thiếu hụt nguồn vốn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đang tạo ra sự gia tăng trong việc chuyển đổi quyền sở hữu của các tập đoàn gia đình".

Xu hướng này làm tăng lên kỳ vọng về sự chuyển dịch cơ cấu chủ sở hữu của một bộ phận rất lớn nguồn tư bản ở Mỹ. Nếu các tập đoàn gia đình ngày càng rút khỏi thị trường, Mỹ có phải đối mặt với tình trạng mất dần quyền điều hành kinh doanh và lèo lái doanh nghiệp - vốn đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế nước này từ thời Rockefellers và Vanderbilts? Hay sự thay đổi này sẽ được chào đón vì sẽ góp phần loại bỏ một lớp cổ đông luôn có ý đồ giành giật tài sản từ công ty do tổ tiên họ sáng lập ra?

Dưới đây là một số lý do:

Không có người thừa kế

"Lí do muôn thuở để các gia đình bán sản nghiệp của mình là họ không có người để kế tục sự nghiệp". Raffi Amit, giáo sư trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania nói.

Lấy tập đoàn Hilton làm ví dụ. Barron Hilton, con trai của Conrad Hilton, hiện vẫn là đồng chủ tịch và vẫn đến văn phòng hàng ngày. Nhưng ông đã 79 tuổi, và con cháu của ông, gồm cả cháu gái Paris và Nicky đều tỏ ra thiếu năng lực điều hành việc kinh doanh của gia đình. Tương tự như vậy, không ai trong gia đình Bancroft đủ khả năng giữ vị trí lãnh đạo cao cấp trong Dow Jones từ năm 1932.

Thị trường vốn và quản lý luôn biến động và đòi hỏi sự thích ứng cao. Những tin tức từ tuần trước cho biết bà Shari Redstone, thành viên Hội đồng quản trị và là người thừa kế của Viacom có thể sẽ rời công ty sau khi tranh luận gay gắt với cha mình, ông Sumner Redstone đã 84 tuổi. Ngay lập tức, tin đồn về một vụ mua bán của tập đoàn phim ảnh và truyền hình này đã nhanh chóng lan truyền.

Ý đồ của "người ngoài"

Nhìn từ góc độ khác, thiếu vốn hay không có người thừa kế chưa phải là động lực chính để các gia đình phải bán đi sản nghiệp của mình. Chính sự chuyển đổi dễ dàng của đồng tiền trong vài năm qua, cộng thêm với thiện chí của các tập đoàn tư nhân và một số công ty lớn muốn mở rộng sang những lĩnh vực kinh doanh mới hoặc bổ sung cho thế mạnh của công ty mình mới là điều thuyết phục con cháu bán đi cổ phần thừa kế của mình.

Những vụ mua bán thế này đặc biệt tăng thêm quyền lực cho những tập đoàn hoạt động trong cùng lĩnh vực, vì các thành viên trong gia đình sẽ quan tâm hơn tới các nhánh có thể bị thất bại.Thật ngẫu nhiên, một vài hợp đồng mới đây liên quan tới các tập đoàn gia đình hoạt động trong các lĩnh vực như truyền thông, sản xuất và dược. Ronald Anderson, giáo sư tài chính trường Kinh doanh Kogod Washington nhận xét: "Những người này rất nhạy bén. Họ nhìn thấy lợi ích và họ hiểu rằng đây là thời điểm tốt nhất để ra đi".

Tương lai của các tập đoàn gia đình

Chắc chắn một điều, các tập đoàn gia đình sẽ không biến mất khỏi nền kinh doanh Hoa Kỳ. Đối lập với quan điểm cho rằng các tập đoàn gia đình là đặc điểm chính của thị trường Châu Âu và châu Á, giáo sư Anderson ước tính những người sáng lập và con cháu của họ nắm giữ một nửa trong số 2000 công ty hàng đầu của Mỹ (không kể các tập đoàn tài chính và tiêu dùng). Nhưng xu hướng mới trong các hoạt động chuyển giao quyền sở hữu đặt ra câu hỏi, sự suy giảm vị thế của các tập đoàn gia đình có gây tổn hại đến các nhà đầu tư và nền kinh tế Mỹ hay không?

Xét trên nhiều khía cạnh, các công ty với cổ phần chủ yếu nằm trong tay các thành viên gia đình là một đặc điểm cũ kỹ, nhất là đối với một thị trường tư bản phát triển như Mỹ, nơi mà sở hữu có xu hướng mở rộng với một số lượng lớn các cổ đông. Thực tế, một nghiên cứu về 50 công ty của Wharton và Belen Villalonga của Trường đào tạo Kinh doanh Havard cho thấy, một khi người sáng lập rời khỏi vị trí hoặc qua đời thì hoạt động của các tập đoàn gia đình sẽ chững lại và thường yếu hơn các tập đoàn khác.

Một lý do rõ ràng giải thích cho hoạt động kém hiệu quả của các tập đoàn gia đình là việc trao quyền điều hành cho con trai hoặc con gái là một chiến lược liên tục và lâu dài – như trường hợp của Ford và Motorola khi họ bị các tập đoàn gia đình "vượt mặt".

Theo Russell Reynolds, cha đẻ của một công ty "săn đầu người" thì không nên chú tâm tới những tên họ nổi tiếng khi lựa chọn ra những người quản lý hàng đầu. Ông nói: "Thật là nực cười khi đưa tên con trai hoặc con gái người sáng lập lên làm quản lý trừ phi họ tự chứng tỏ bản thân mình qua 10 hay 20 năm ở vị trí tương tự".

Không giữ được giá cổ phiếu cũng như lợi nhuận của các tập đoàn gia đình kể từ khi người sáng lập ra đi có thể gây ra tổn thất kéo dài với các cổ đông khác, đặc biệt nếu thành viên ban điều hành quyết định loại bỏ tổn thất và thương lượng với người muốn mua khi có cơ hội, hoặc giá cổ phiếu quá yếu. Một số lập luận rằng, đó chính xác là sự pha trộn giữa kinh nghiệm quản lý yếu kém, ban điều hành không đủ năng lực. Và họ thúc giục bán công ty khi xảy ra sự cố khiến cho các tập đoàn gia đình trở nên có sức hấp dẫn với các tập đoàn tư nhân. "Nếu giá trị của các tập đoàn gia đình giảm xuống, họ là những mục tiêu dễ dàng cho các công ty tư nhân", Giáo sư Villalonga nói, "Người muốn mua sẽ nghĩ rằng vẫn còn cơ hội để cải thiện tình hình".

Warren Buffett, nhà đầu tư huyền thoại đã nêu ra một ví dụ, đó là khi ông nhằm vào ban điều hành Dow Jones trong một chương trình phỏng vấn mới đây: "Họ thổi nó lên như một vụ kinh doanh lớn, họ có được khán giả, mọi thứ họ quan tâm. Họ sở hữu cả lĩnh vực này. Sau đó họ để người khác lấy đi. Lẽ ra giá trị của Dow Jones là 50 tỉ USD chứ không phải là 5 tỉ USD như hiện nay".

Các nhà đầu tư chứng khoán không phải là nạn nhân duy nhất. Một số chuyên gia cho rằng có công ty bị động trong quản lý, người được các thành viên gia đình thuê về làm công việc này lại không chú tâm tới các hoạt động xảy ra hàng ngày ở công ty. Điều này là một cản trở với sự phát triển của tập đoàn.

Nhưng không phải tất cả các gia đình đều đang xuống dốc. Những nghiên cứu và những bằng chứng xác thực đã chỉ ra rằng, có được số lượng lớn cổ phiếu trong tay một nhóm là người thân sẽ đem lại cho các tập đoàn gia đình lợi thế to lớn vượt qua các tập đoàn khác.

Tập đoàn Wal – Mart là một ví dụ. Gia đình Sam Walton nắm giữ khoảng 40% cổ phần nhưng quyền lực của gia đình này vượt trên số cổ phần mà họ nắm giữ. Ảnh hưởng của công ty này thuyết phục tới mực Lee Scott, Giám đốc điều hành của Wal – Mart vẫn "thuyết minh lại" rằng người sáng lập luôn muốn có chính sách công bằng trong công ty mình. Kể cả khi Sam tự mình phản biện ví dụ như với chiến dịch hậu môi trường hiện nay.

Kể cả trong lĩnh vực truyền thông, tập đoàn gia đình như Washington Post, do nhà Graham điều hành, đã cung cấp cho cổ đông những lợi nhuận thu về rất lớn trong vài thập kỷ qua.

Thách thức

Việc bán cổ phần có thể tạo ra những xung đột tiềm ẩn trong gia đình. Các tập đoàn được điều hành bởi một gia đình xưa nay luôn bị các chuyên gia nghiên cứu quản lý nhìn với con mắt ngờ vực vì họ lo ngại sự vượt quyền của một số thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của thiểu số cổ đông (là người ngoài gia đình). Nhưng làn sóng những người mua lại các tập đoàn gia đình đã làm nảy sinh vấn đề khác, có lẽ còn nghiêm trọng hơn, đó là xung đột lợi ích. Mối quan tâm hàng đầu là những thành viên trong gia đình có thể có động cơ về tài chính nhằm phá vỡ các thương vụ. Động cơ đó khiến họ quyết định điều tiết thông qua một cái giá không hấp dẫn với các nhà đầu tư - tức người mua. Điều này đặc biệt quan trọng trong các thương vụ – vì gia đình sáng lập là một trong những chủ thể chính của vụ mua bán và vẫn là cổ đông trong công ty mới.

Xung đột lợi ích tiềm tàng giữa cổ đông gia đình và những nhà đầu tư ngoài đặt ra nhiều lo ngại nên phải có những thoả thuận đầy đủ và xác đáng.

Xu thế tất yếu

Lý do lớn nhất khiến các tập đoàn gia đình bán cổ phần của mình có lẽ là vì họ không đủ khả năng điều hành chính tập đoàn của gia đình mình trước những thay đổi mạnh mẽ của thị trường.

"Tôi thấy không có gì phải lo lắng về việc các tập đoàn gia đình liên tục bán cổ phần", John Davis, chủ nhiệm bộ môn Gia đình và các chương trình kinh doanh tại Trường đào tạo kinh doanh Harvard phát biểu. "Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều tập đoàn gia đình nữa lâm vào tình thế khó khăn và phải tìm kiếm các nguồn vốn trong tương lai".

Không chỉ những doanh nghiệp của gia đình có ngày trở thành Wal – Mart, nhưng nhiều công ty có quy mô lớn khác đến một ngày sẽ trở thành những tập đoàn gia đình. Mặc dù Rockefellers và Vanderbilts trong thế giới hiện đại như Bill Gates, Mr. Buffet, đã chứng tỏ rằng họ không có ý định sáng lập một thời đại mới, những người khác thì hoàn toàn có thể.

Một chuyên gia công nghệ nói: "Chúng ta đang đợi một số tập đoàn gia đình xuất hiện trong tương lai. Biết đâu 20 năm tới, chúng ta lại nói về Google và Oracle (công ty phần mềm của gia đình Larry Ellison) với tư cách là một tập đoàn gia đình".

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến