/ / / /

Top 10 điểm nổi bật M&A trong năm 2011 ( KÌ II )


Top 10 điểm nổi bật M&A trong năm 2011 ( KÌ II )
  1. 6.      Giao dịch M&A năm 2011 đã xuất hiện nhiều khoản đầu tư tự do các quỹ thoái vốn.
Trong đó phải kể đến việc quỹ Vietnam Opportunity Fund ( VOF) của Vinacapital bán 24,9% cổ phần tại Halico cho tập đoàn đồ uống Diageo và bán 24% của Tập đoàn Hoàn Mỹ cho Fortis của Ấn Độ. Ngoài ra, thị trường chứng kiến Dragon Capital chuyển nhượng 6,6% cổ phần tại Sacombank sau 10 đầu tư vào ngân hàng này.  
  1. 7.      M&A ngang hay dọc ở Việt Nam?
Hoạt động M&A đều phục vụ hai mục đích chính của bên Mua đó là phát triển kinh doanh theo chiều dọc (Vertical M&A) hoặc phát triển kinh doanh theo chiều ngang (Horizontal M&A). M&A theo chiều dọc là sự bổ sung chuỗi giá trị trong mô hình kinh doanh ( ví dụ Công ty Tour Du lịch Thiên Minh mua chuỗi khách sạn Victoria) trong khi M&A theo chiều ngang là sự mở rộng thị phần hoặc năng lực sản xuất ( ví dụ Công ty Thủy sản Hung Vương mua Lâm Thủy sản Bến Tre FBT nhằm mở rộng diện tích vùng nuôi nguyên liệu đầu vào ). Số liệu M&A cho thấy các thương vụ theo chiều dọc chưa có nhiều mà chủ yếu là M&A theo chiều ngang. Đặc biệt là việc các tập đoàn nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam dựa trên các mảng kinh doanh cốt lõi ở nước họ.  
  1. 8.      Trào lưu gộp cổ phần cổ phiếu trong hoạt động tái cấu trúc các tập đoàn của Việt Nam.
Trong năm 2011, chứng kiến nhiều tập đoàn trong nước hoán đổi cổ phần giữa các công ty trong hệ thống với nhau hoặc giữa thành viên với tập đoàn. Các thương vụ bao gồm:
  • FPT Trading, FPT SoftwareFPT FIS thực hiện hoán đổi cổ phần cho các cổ đông của công ty con này với cổ phần FPT tập đoàn thông qua việc phát hành cổ phiếu FPT. Đây là một phần trong kế hoạch thực hiện chiến lược OnèPT, tái cấu trúc sở hữ các đơn vị thành viên để tiết giảm chi phí hoạt động được FPT thực hiện từ năm 2011.
  • HAPACO: Tập đoàn Hapaco đã phát hành 1,5 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của các cổ đông nhỏ lẻ tại Hapaco Hải Âu ( GHA) và Hapaco Yên Sơn (YSC) đồng thời hủy niêm yết hai cổ phiếu này trên HNX.
  • VINPEARL: Vinpearl Corp đã phát hành gần 25,6 triệu cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của 3 công ty liên kết: Vinpearl Đà Nẵng, Vinpearl Hội An và Cincham. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của VPL tăng từ 1.800 tỷ ( 90 triệu USD) lên 2.055 tỷ ( 102 triệu USD ). Sau khi tái cấu trúc, Vinpearl sẽ mở rộng quy mô hoạt động, tạo nên một hệ thống khách sản và khu nghỉ dưỡng cao cấp trải dài khắp nước gồm : Đà Nẵng, Hội An, Nhà Trang.
Hoạt động này nằm trong xu hướng tái cấu trúc các tập đoàn nhằm tiết kiệm chi phí hoặc mở rộng quy mô hoạt động.  
  1. 9.      Có nhiều thươg vụ M&A thất bại.
Thương vụ M&A thất bại đáng chú ý nhất là việt FPT dừng kế họach đầu tư vào EVN Telecom đầu tháng 5/2011. Nguyên nhân theo FPT là hiệu quả đầu tư vào EVN Telecom sẽ không như mong đợi . Một thương vụ thâu tóm “ đình đám” cũng được cho là đã thất bại là kế hoạc thu gom cổ phiếu Sacombank của một nhóm nhà đầu tư nhằm mục đích kiểm soát ngân hàng nào. Cho dù đã có những chuyển nhượng khối lượng lớn như Dragon Capital đã bán ra toàn bộ 6,6% cổ phiếu tại Sacombank, một nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 3,34% cổ phiểu của STB nhưng thương vụ thâu tóm này được cho là thất bại khi các cổ đông hiện tại của Sacombank kịp thời chống lại với nhiều biện pháp khác nhau. Và còn nnhiều thương vụ nữa thất bại…  
  1. 10.      M&A bất động sản lên ngôi.
  • Những thông tin dưới đây được thu thập từ những giao dịch được công bố và phổ biến.
Chỉ tính riêng tại TP.HCM, theo Savills Việt Nam, từ đầu năm 2011 đã có 22 vụ chuyển nhượng được thực hiện trong đó chủ yếu là đối tác trong nước bán cho các nhà đầu tư nước ngoài, gồm: CapiaLand, thông qua các công ty con mua dự án tại Quận 2, HCM của Khang Dien SaiGon SJC ( 49 triệu USD), tại Bình Chánh, HCM của Quoc Cuong SaiGon JSC ( 7,3 triệu USD) ; dự án Somerset Central TD, Hải phòng của Thuy Duong Invesment JSC. Japan Asia Vietnam, quỹ đầu tư của Nhật mua lại Centre Point, dự án khu thương mại  vừa đi vào hoạt động có tổng mức đầu tư khoảng 40 triệu USD. Dacin Holding của Đài Loan, mua lại 80% dự án KDC Tân Tạo A, HCM của công ty BĐS Khang An với giá trị khoảng 15 triệu USD.   Một xu hướng bán tài sản bất động sản của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được ghi nhận từ đầu năm 2011, trong đó nổi bật là các thương vụ: FPT bán dự án 89 Láng Hạ ( 20 triệu USD ), Vinasun Corp bán dự dự án Vinasun Tower ( 14,5 triệu USD ), Hoa Sen Group lên kế hoạch bán hàng loạt các dự án bất dộng sản và cả liên doanh cảng Quốc tế Hoa Sen- Gemadept, v.v..

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến