/ / / /

M&A: Vimpelcom - GTEL Mobile


M&A: Vimpelcom - GTEL Mobile
 

VimpelCom chi thêm 196 triệu USD để nâng tỷ lệ sở hữu tại liên doanh Gtel- Mobie lên 49% để có thể tăng quyền kiểm soát và chủ động điều hành hoạt động của mạng di động Beeline do những kết quả kinh doanh yếu kém sau 1 năm hoạt động Liên doanh Gtel-Mobie là đơn vị phát triển thong tin di động Beeline giá trị 670 triệu USD, trong đó, tập đoàn viễn thong Vimpelcom của Nga góp 40% và Gtel góp 60%. Sau 1 năm hoạt động, với số thuê bao chỉ đạt 200 nghìn so với kế hoạch 1 triệu, VimpelCom đã tăng cường đầu tư bằng việc chi ra 196 triệu USD để tăng số cổ phần trong liên doanh lên 49% và đạt được thỏa thuận trở thành nhà điều hành mạng Beeline. Dự kiến, đến năm 2013, VimpelCom sẽ đầu tư thêm 304 triệu USD vào liên doanh GTEL- Mobile, qua đó tăng số cổ phần của tập đoàn này trong liên doanh từ 49% lên 65%. Ở mức sở hữu 65% là mức mà theo thong lệ đối tác có quyền chủ động hoàn toàn trong các quyết định và chiến lược kinh doanh của Gtel.                                         (Theo Stoxplus)   Nhưng đấy là thời điểm 2011, còn thời điểm hiện tại thương hiệu quốc tế Beeline- đứa con tinh thần của VimpelCom của Vimpelcom tại thị trường Việt sẽ “biến mất” sau 6 tháng nữa ( bắt đầu từ tháng 04/2012).   ( Theo Vneconomy.vn  )     Thương hiệu quốc tế Beeline của Vimpelcom tại thị trường Việt sẽ “biến mất” sau 6 tháng nữa, vì tập đoàn VimpelCom vừa công bố bán hết số cổ phần (49%) trong liên doanh Công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel Mobile) cho đối tác là Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Truyền dẫn và dịch vụ hạ tầng (Gtel). Gtel sẽ có 6 tháng để ngừng sử dụng thương hiệu Beeline, vì đây là thương hiệu thuộc sở hữu của VimpelCom.   Câu hỏi đặt ra, vì sao Vimpelcom lại bán cổ phần trong liên doanh với cái giá 45 triệu USD, khi tập đoàn này đã đầu tư tổng cộng 463 triệu USD vào Beeline và vẫn chưa có lãi, khi tham vọng đưa Beeline trở thành mạng di động thứ tư tại Việt Nam của Michael Sasha Cluzel - Tổng giám đốc Gtel Mobile - vẫn còn “nóng hổi”?   Phải thừa nhận, trong vài năm qua, mạng di động Beeline đã luôn “làm mới” thị trường viễn thông Việt Nam với một loạt các chính sách gói cước giá rẻ và hấp dẫn, khá đặc biệt và chưa từng có trên thị trường.   Ấn tượng nhất là gói cước “Tỷ phú”. Sức hút của gói cước này (được áp dụng từ giữa tháng 9/2011 đến hết 31/10/2011), khiến trung bình mỗi ngày Beeline đã gặt hái được hơn 15.000 thuê bao hoạt động thực, với tốc độ tăng trưởng tương đương gần 400%. Sau đó là gói cước “Tỷ phú 2”.   Hay, quay lại thời điểm đầu tiên, hồi tháng 7/2009, khi Beeline chính thức có mặt trên thị trường với gói cước “vô địch rẻ” - Big Zero; tiếp sau là gói cước “khủng” mang tên Big&Kool, tất cả đều tạo ra những dấu ấn và cơn sốt tiêu dùng ở những thời điểm đó.   Tựu trung lại của các gói cước trên là đều có giá cước rất rẻ và rẻ hơn nhiều so với giá cước dịch vụ thông thường từ các mạng di động khác.   Từ góc nhìn của Gtel Mobile, ông Michael Sasha Cluzel cho rằng, với những sáng tạo trong các chính sách gói cước, việc kinh doanh của Beeline vẫn đang đi đúng quỹ đạo và mục tiêu phát triển, không có gì là quá khó khăn về vấn đề tài chính. Vào cuối năm 2011, ông còn cho rằng, năm 2012, Beeline sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động để nhanh chóng trở thành mạng có thị phần lớn thứ 4.   Tuy nhiên, Beeline cũng có những khó khăn từ việc triển khai các gói cước của mình. Đó là thời gian từ việc xây dựng gói cước đến việc được cơ quan quản lý chấp thuận và cho và triển khai trên thực tế. Theo tìm hiểu của VnEconomy, một gói cước khác của Beeline vẫn đang “nằm tại” Bộ Thông tin và Truyền thông hơn một tháng mà vẫn chưa được chấp thuận để nhà mạng triển khai.   “Những khó khăn và tác động từ quy định chính sách cả trước và sau khi gói cước được triển khai đã làm tinh thần kinh doanh của anh em trong doanh nghiệp bị chững lại”, một đại diện của Beeline nói.   Tuy nhiên, nguyên nhân bản chất và sâu xa, theo nhiều chuyên gia viễn thông, với một doanh nghiệp “tự bỏ tiền túi” ra kinh doanh trên thị trường viễn thông Việt đã định hình những thương hiệu lớn với “địa hạt” hàng chục triệu thuê bao cộng với nền tảng đã được hỗ trợ có sẵn, thì bất kỳ chính sách giá cước nào, dù rất rẻ như Beeline cũng khó có thể cạnh tranh và phát triển được.   Thực tế, doanh thu trung bình của một thuê bao (ARPU) của các mạng di động tại Việt Nam chỉ khoảng từ 3 - 4 USD/tháng. Ông Hoàng Ngọc Diệp, nguyên là Tổng giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương, đã có nhiều năm làm tư vấn về công nghệ cho ngành viễn thông cho rằng, nếu tính tất cả các chương trình khuyến mại liên tục cộng vào thì chỉ số ARPU của các mạng di động lớn cũng chỉ 2 USD/tháng.   Trong khi đó, theo số liệu từ Hiệp hội Di động GSM thế giới (GSMA), mạng di động với giá thấp nhất là ở Zimbabwe, năm 2009, cũng cần phải có chỉ số ARPU tối thiểu là 2,7 USD thì mới đủ duy trì khi gia nhập thị trường.   Thế nhưng, với Beeline, chỉ số ARPU tối thiểu trên xem ra có vẻ càng trở nên xa vời. Số liệu ARPU theo công bố của chính tập đoàn Vimpelcom đối với mạng di động Beeline tại Việt Nam vào quý 3/2011 chỉ là 0,7 USD, quí 4/2011 là 0,9 USD, tức mỗi tháng mức ARPU của Beeline rất thấp, chưa đạt nổi 1 USD/tháng, bằng chưa đầy một nửa so với mức ARPU của các mạng lớn.   Trong khi, mục tiêu của Beeline ban đầu là với chính sách giá rẻ sẽ thu hút được một lượng thuê bao kha khá, sau đó sẽ tăng cường phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng để tăng doanh thu. Tuy nhiên, mục tiêu thu hút thuê bao của mạng di động này đã không như kỳ vọng. Theo số liệu của VnEconomy có được, thuê bao hoạt động thực có phát sinh cước trong tháng (gồm gọi đi, gọi đến và SMS) trung bình của Beeline chỉ đạt 2,5 triệu thuê bao, thời điểm tăng cao là gần 3 triệu.   Thử làm phép tính, với mức ARPU là 0,9 USD/tháng, cứ cho là 1 USD thì một tháng, doanh thu của Beeline cũng chỉ đạt 2,5 triệu USD, thì trong 6 tháng cuối năm 2011, Beeline cũng chỉ đạt doanh thu 13,5 triệu USD.  So với số tiền mà Vimpelcom bỏ thêm là 196 triệu USD thì rõ ràng, Beeline đã lỗ nặng. Đấy là chưa kể khoản đầu tư 267 triệu USD trước đó.   Thêm nữa, do những hạn chế về quy mô hạ tầng mạng lưới, chất lượng sóng chưa tốt, kế hoạch tăng cường hạ tầng mạng lưới (trạm BTS) ở ngay các thành phố cũng không được phát triển mạnh mẽ, mạng lưới đại lý cũng thấp, vì thế sức hút thuê bao của Beeline cũng không được tốt. Bản thân Beeline cũng là mạng duy nhất chưa có 3G, vì thế việc phát triển các dịch vụ gia tăng và phát triển thuê bao cũng trở nên hạn chế.   Dù không đưa ra số lỗ cụ thể của từng quốc gia, nhưng trên website của tập đoàn Vimpelcom, tính đến năm 2011, Việt Nam và Campuchia là hai thị trường mà VimpelCom bị lỗ, với tổng số tiền là 527 triệu USD.   “Mục đích của họ là đi theo chính sách giá rẻ, hấp dẫn để có được một số lượng thuê bao, có thể chấp nhận lỗ thời gian đầu, nhưng sau một thời gian tính hiệu quả kinh tế và hướng đi lâu dài không có dấu hiệu nào mở ra, thì họ rút lui. Đó cũng là điều dễ hiểu”, một chuyên gia kỳ cựu về viễn thông nhìn nhận.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến