/ / / /

Mất thương hiệu cho “người ngoài”


Mất thương hiệu cho “người ngoài”

Mất thương hiệu cho “người ngoài”

Lời bình: Thời gian qua các thương vụ M&A ở VN khá rầm rộ khi mà hàng loạt những thương hiệu tên tuổi của VN có nguy cơ về tay các tập đoàn nước ngoài. Có những lý do dẫn đến việc này như khe hở của TTCK VN hoặc là do chính sách của nhà nước còn chưa bảo vệ đầy đủ các thương hiệu trong nước. Nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà các ông chủ thương hiệu lại dễ dàng đánh mất tài sản của mình như vậy. Ắt hẳn còn có nhiều vấn đề sâu xa hơn chăng ! Xây dựng thành công thương hiệu có thể mất cả chục, thậm chí cả trăm năm nhưng dường như lại đánh mất chỉ trong tích tắc, nhất là khi các ông chủ người Việt chủ quan để bị thâu tóm hoặc đơn giản chỉ là bán giá cao. Dường như vụ mua Phở 24 thông qua Highlands Coffee của Jollibee là để khai thác thương hiệu này cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của tập đoàn này ở Philippines, cũng như khai thác trên các thị trường khác trên thế giới Mới chỉ qua quý I/2012, đã có quá nhiều thương vụ mua bán DN trong nước bởi các nhà đầu tư ngoại quốc. Có ý kiến lo ngại cho sự lép vế của DN trong nước khi làn sóng nhà đầu tư ngoại quốc thâu tóm các Cty trong nước. Song, cũng có người cho rằng, đó là dấu hiệu tốt, khi chủ trương của Chính phủ muốn tái cơ cấu lại nền kinh tế. Mất thương hiệu Chỉ vài hôm trước Ngày Thương hiệu VN (20/4), thị trường tài chính xôn xao với thông tin một thương hiệu nổi tiếng của VN là Phở 24 có thể vĩnh viễn rơi vào tay của các đại gia nước ngoài. Dự đoán trên xuất phát từ thông tin được tung ra hôm 18/4 cho biết, Highlands Coffee mua 100% cổ phần của Phở 24, trong khi chính Highlands Coffee lại bán 50% cho Jollibee. Thông tin giá cả mua bán và các chi tiết khác không được công khai và ông chủ Phở 24 Lý Quí Trung cũng không hề lên tiếng về vụ M&A này. Mặc dù vậy, trong giới đầu tư tài chính, những lời đồn đại cho biết, giá cho giao dịch nói trên là hơn 20 triệu USD và đây là một bước trong lộ trình thâu tóm toàn bộ Highlands lẫn Phở 24 của Jollibee - một tập đoàn bán lẻ Philippines. Bên cạnh đó, tập đoàn nổi tiếng sản xuất xi măng gần 100 năm của Thái Lan – SCG, đã bỏ ra chỉ 5,5 triệu USD, nhưng mua tới 99% số cổ phần Cty chuyên sản xuất ximăng trắng Bửu Long (Đồng Nai). Không chỉ nắm vai trò chi phối toàn bộ CTCP Đầu tư và công nghiệp Bửu Long, SCG còn được quyền sở hữu toàn bộ cơ sở vật chất, nhà máy, hệ thống phân phối của Bửu Long trước đây. Bước đầu, SCG sản xuất xi măng trắng và xám, với công suất 200.000 tấn/năm, phục vụ cho thị trường phía nam. Thương vụ nữa là “đại gia” về lĩnh vực nhựa Thái Lan - Tập đoàn The Nawaplastic (Saraburi) cũng vừa mua cổ phần 2 DN sản xuất nhựa lớn của VN, thông qua thị trường chứng khoán. Cụ thể, Saraburi mua vào hơn 9,82 triệu cổ phiếu NTP - tương đương 22,67% cổ phần của Cty CP nhựa Thiếu niên Tiền phong. Trước đó, Saraburi đã mua 5,85 triệu cổ phiếu BMP - tương đương 16,72% cổ phần của Cty nhựa Bình Minh. Xôn xao dư luận nhất là cuộc “thâu tóm” thương hiệu bánh kẹo lớn thứ nhì của VN – thương hiệu Bibica – của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc). Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, với việc sở hữu 38% số cổ phần, Lotte nắm chức Chủ tịch HĐQT, đủ để có thể điều khiển, vận hành Cty theo ý mình. Người ta lo ngại trong tương lai, thương hiệu Bibica đứng thứ 2 VN chỉ sau Kinh Đô sẽ bị triệt tiêu hoặc lép vế so với thương hiệu toàn cầu Lotte. Có thể thấy, việc gây dựng thương hiệu là không hề dễ dàng. Những người chủ DN có thể phải bỏ ra rất nhiều tiền và mất rất nhiều thời gian để có thể có được một thương hiệu nổi tiếng nhưng trên thực tế đó cũng là một miếng mồi rất ngon mà nhiều người nhòm ngó. Hay mất thị trường Xét ở khía cạnh người đi mua, dường như vụ mua Phở 24 thông qua Highlands Coffee của Jollibee là để khai thác thương hiệu này cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của tập đoàn này ở Philippines, cũng như khai thác trên các thị trường khác trên thế giới. Thương vụ mua bán của Lotte với Bibica cũng vậy, có ý kiến cho rằng, chỉ bằng việc mua bán trên, Lotte đã có thể sản xuất sản phẩm của mình ngay tại VN. Thừa hưởng trên 20.000 cửa hàng phân phối, bán lẻ của Bibica, bánh kẹo Lotte sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường VN. Ngược lại, thương hiệu Bibica sẽ mai một, bị khống chế; tệ hơn, nhà đầu tư ngoại sẽ “hô biến” như Unilever “hô biến” thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan... Việc các cổ đông chiến lược ngoại thâu tóm các DN nội địa đang dấy lên nhiều điều đáng lo ngại khi họ nhắm tới việc thống trị những lĩnh vực sản xuất và phân phối tiềm năng tại VN. Nói như ThS Phạm Hoài Huấn, mất đi một cái tên DN cũng không có gì ghê gớm, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn là một số ngành sản xuất và và hệ thống phân phối tiềm năng sẽ bị rơi vào tay các đối tác nước ngoài. Rõ ràng, các đối tác nước ngoài có thể sẽ rất nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước với giá rẻ. Họ tất nhiên không tốn công sức xây dựng nhà máy, xây dựng thương hiệu cũng như xây dựng hệ thống phân phối. Lấy ví dụ như Cocacola Ngọc Hồi, hay vụ Shisedo chính là những điển hình trong việc DN mất luôn thị trường. Nguy cơ là lớn và rõ ràng nhưng hiện tại dường như sự hỗ trợ từ các chính sách bảo vệ các ngành sản xuất trong nước là rất thấp. Hơn thế, điều lo ngại lớn nhất là ngay cả những lĩnh vực sản xuất hàng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng cũng sẽ bị thống trị bởi các thế lực nước ngoài, giống như mảng sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nếu điều này xảy ra thì ảnh hưởng đối với nền kinh tế là rất lớn. Khi đó, ngay cả việc muốn phát triển những lĩnh vực thuộc về thế mạnh như trồng trọt, chăn nuôi... cũng sẽ rất khó khăn. Mặc dù nguy cơ là lớn và rõ ràng như vậy nhưng hiện tại dường như sự hỗ trợ từ các chính sách bảo vệ các ngành sản xuất trong nước là rất thấp. Luật Cạnh tranh hiện không có quy định đề cập đến việc một nhà sản xuất nắm thị phần chi phối mặt hàng nào đó ở nước ngoài khi mua cổ phần số lượng lớn của các DN nắm thị phần chi phối cùng mặt hàng đó tại VN có bị hạn chế hay phải báo cáo cơ quan quản lý VN. Hơn thế, những khe hở trên TTCK cũng sẽ khiến các DN nội địa thiếu kinh nghiệm khó thoát khỏi những tập đoàn già đời nước ngoài. Trường hợp room 49% cho nhà đầu tư nước ngoài là hoàn toàn có thể lách được nếu đối tác ngoại thực hiện đầu tư thông qua một Cty VN. Thay lời kết Mặc dù vậy, hiện tượng nhà đầu tư ngoại đổ vốn vào mua bán, sáp nhập DN ở VN là một tín hiệu chứng tỏ sự thu hút dòng vốn đầu tư của nước ngoài. Ông Lê Phụng Hào - Chủ tịch Hiệp hội Makerting VN cho rằng: “Việc các nhà đầu tư nước ngoài mua lại DN trong nước cũng là hình thức đầu tư gián tiếp, là tín hiệu tốt về dòng vốn ngoại quốc đổ vào VN. Trong tình hình hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất khôn ngoan, chọn đúng thời điểm DN trong nước gặp khó khăn để họ đặt vấn đề. Mua lại DN, nhà đầu tư ngoại không tốn kém nhiều như đầu tư trực tiếp, không cần phải xây dựng mới, đầu tư mới, họ đã có mọi cái sẵn có từ nhà máy, nhân công, cho đến hệ thống phân phối... đã có thể hoạt động ngay. Họ chỉ quản lý, thay đổi điều hành sản xuất - kinh doanh theo cách của họ là xong. Vấn đề đặt ra ở đây là về phía chúng ta, cần phải có giải pháp kiểm soát, cho họ đầu tư ở mức độ nào để DN trong nước còn giữ vai trò chi phối, không để mất các thương hiệu Việt, vốn được gây dựng tốn kém bao công sức hàng chục năm mới có được”. Theo Phạm Nguyễn - Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến