/ / / /

Nghiên cứu M&A: Khái niệm về M&A theo Pháp luật cạnh tranh ( Bài 24)


Nghiên cứu M&A: Khái niệm về M&A theo Pháp luật cạnh tranh ( Bài 24)

Khái niệm về M&A theo Pháp luật cạnh tranh Việt Nam và thực trạng hiểu về M&A theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

M&A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh mergers and acquisitions có nghĩa là mua bán và sáp nhập hoặc sáp nhập và mua lại) là việc mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường.. Hai khái niệm này thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau, khá nhiều trường hợp người ta không thể phân biệt sự khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định. Do đó cụm từ này được đi liền với nhau mà ít khi tách rời. Nó được dùng để chỉ các hoạt động tập trung kinh tế theo quan điểm của Luật cạnh tranh và tổ chức lại doanh nghiệp theo quan điểm của Luật doanh nghiệp.

Thông thường có một nguyên tắc cơ bản để tiến hành mua lại và sáp nhập một công ty là việc đó phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tính trạng cũ không đạt được.

Về mặt giá trị: của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ.

Về năng lực cạnh tranh: Những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cùng hơn.

Pháp luật cạnh tranh không phải là luật mang tính “ mở đường” mà là pháp luật mang tính “ngăn cản”, mang tính “ can thiệp” . Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là ngăn ngừa và xử lý những hành vi trái pháp luật và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp với động cơ cạnh tranh mà qua đó tìm cách tạo cho mình những lợi thế kinh doanh “không đáng có” …làm suy yếu khả năng cạnh tranh “ đáng có” của đối thủ trong năng lực cạnh tranh với thị trường liên quan. – PGS.TS Nguyễn Như Phát – Tạp chí Luật học số 6/2006. “ Đưa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh vào cuộc sống

Khái niệm về M&A được pháp luật cạnh tranh quy định  là các hình thức tập trung kinh tế  và được liệt kê về hình thức pháp lý, đây là một kiểu M&A theo chiều ngang bởi Luật cạnh tranh điều chỉnh các hình thức pháp lý của M&A trên cơ sở “ thị phần kết hợp của thị trường liên quan”. Cụ thể tại Điều 16 Luật cạnh tranh 20004 thì hành vi tập trung kinh tế đồng nhất với khái niệm M&A bao gồm: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của Pháp luật. Các hình thức pháp lý này được khái niệm hoá cụ thể tại Điều 17, Luật cạnh tranh 2004 như sau:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới”

Như vậy ta thấy rằng: các quy định về M&A trong Luật cạnh tranh không đưa ra một khái niệm mang tính khái quát cao như thế nào là mua lại/mua bán và sáp nhập doanh nghiệp theo định nghĩa và nội hàm của khái niệm M&A. Mà Luật cạnh tranh quan điểm dưới góc độ kiểm soát tập trung kinh tế và liệt kê các hình thức pháp lý của hoạt động tập trung kinh tế bao gồm các hành vi quy định tại Điều 16 Luật cạnh tranh và định nghĩa nó cụ thể tại Điều 17 Luật cạnh tranh. Tuy nhiên các hình thức pháp lý này không phải lúc nào cũng là một thương vụ M&A bị kiểm soát, và không phải bất kể hành vi M&A nào theo các hình thức nêu trên cũng được xem là hành vi tập trung kinh tế bị Luật cạnh tranh điều chỉnh mà nó phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định chi tiết của Luật cạnh tranh mà chúng ta sẽ phân tích ở phần sau.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến