/ / / /

Nghiên cứu M&A: Nghiên cứu M&A: Giải pháp hoàn thiện pháp luật M&A ( Bài 49)


Nghiên cứu M&A: Nghiên cứu M&A: Giải pháp hoàn thiện pháp luật M&A ( Bài 49)

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam ( Phần tiếp bài 48)

Thứ sáu, thống nhất quy định về mua lại doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp và Luật cạnh tranh

Luật doanh nghiệp nên quy định việc mua lại doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp mà kết quả của mua lại là hợp nhất, hoặc sáp nhập doanh nghiệp. Luật cạnh tranh nên quy định rõ việc mua lại doanh nghiệp thông qua mua tài sản Doanh nghiệp thống nhất theo cách hiểu của Luật doanh nghiệp về mua lại nguồn vốn doanh nghiệp theo tinh thần của Luật doanh nghiệp. Về bản chất của việc mua lại tài sản doanh nghiệp và mua lại nguồn vốn doanh nghiệp đều có bản chất như nhau. Bởi tài sản trong doanh nghiệp thì bao gồm tiền và các tàn sản khác. Hơn thế nữa Luật doanh nghiệp bán nguồn vốn doanh nghiệp thực chất là bán tài sản doanh nghiệp chính là phần  vốn mà thôi. Cách quy định khác nhau và phạm vi của thuật ngữ dùng của hai Luật có phần khác nhau.

Luật cạnh tranh quy định cần làm rõ hơn việc “ mua lại doanh nghiệp, cổ phần” cần thống nhất cách hiểu là thông qua mua tài sản doanh nghiệp và qua nguồn vốn doanh nghiệp. Như vậy sẽ khiến việc áp dụng pháp luật dễ dàng hiểu rằng: mua lại doanh nghiệp ( Theo luật cạnh tranh) thực chất bản chất giống việc mua lại cổ phần, nguồn vốn trong doanh nghiệp mà thôi. Từ đó dễ dàng nhận diện được quan hệ mua bán doanh nghiệp khi diễn ra thống nhất trong thực hiện.

Thống nhất quy định về trường hợp mua lại doanh nghiệp trong Luật cạnh tranh và Luật doanh nghiệp. Xem sáp nhập doanh nghiệp là sự lựa chọn về tổ chức lại doanh nghiệp sau thương vụ mua lại. Trên thực tế mua lại doanh nghiệp gồm hai trường hợp: mua lại một phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp. Mua lại toàn bộ doanh nghiệp  về bản chất chính là hình thức chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp từ chủ thể bên bán sang cho chủ thể bên mua, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như tài sản của doanh nghiệp, được hưởng các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đó.

Doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt tồn tại hay không điều đó tuỳ thuộc vào ý trí chủ quan của Bên mua, nếu doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại thì đó chính là sáp nhập, còn nếu nó tiếp tục hoạt động như một chủ thể độc lập thì sẽ trở thành công ty con trong một tập đoàn kinh tế  hay hình thức công ty mẹ công ty con. Giữa hai Luật cần sửa đổi thống nhất những quy định này, Luật doanh nghiệp cần quy định chi tiết về thủ tục thực hiện sau khi mua lại chính là sáp nhập hoặc hợp nhất và trường hợp mua lại nhưng giữ nguyên mô hình hoạt động. Bởi lẽ có hành vi mua lại một phần, hoặc toàn bộ thì mới có kết quả sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp không quy định thủ tục mua lại doanh nghiệp, trong trường hợp này pháp luật cạnh tranh sẽ áp dụng hình thức đăng ký nào cho trường hợp mua lại doanh nghiệp xảy ra.

Vậy nếu không quy định rõ về việc thực hiện một thương vụ mua lại doanh nghiệp bao gồm các bước ra sao? Quy trình đăng ký gồm những gì? Thủ tục áp dụng thế nào thì thực sự sẽ rất khó để kích thích sự phát triển của hoạt động mang lại nguồn đầu tư FDI lớn này. Bởi vậy cần thiết có một quy trình mua lại doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân như: Mua lại công ty Cổ phần, mua lại công ty TNHH một và hai thành viên. ( hiện tại chỉ có quy định mua lại doanh nghiệp nhà nước).

Thứ bảy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi pháp luật đặc biệt là cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Các quy định cụ thể và thống nhất giữa hai luật góp phần vào việc quản lý cạnh tranh trong các trường hợp tập trung kinh tế, hành vi bị cấm, hành vi phải thực hiện việc thông báo, quy định miễn trừ trong tập trung kinh tế và các thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp.

Thứ tám, thống nhất quy định xem Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và mua lại là hợp đồng kinh tế.  Theo chúng tôi, các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đều là những hoạt động đầu tư, những hoạt động thương mại vì chúng đáp ứng được các yêu cầuc về chủ thể (chủ thể của hành vi là thương nhân), về mục đích (nhằm mục đích sinh lợi – có thể nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp thông qua việc mua rồi bán lại doanh nghiệp hoặc đây là hành vi thương mại phụ thuộc). Việc xác định này giúp cho chúng ta xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các vụ việc về M&A diễn ra tranh chấp được thực hiện dễ rang hơn.

Thứ chín, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh cần thiết phải ban hành và thống nhất hướng dẫn về mẫu hợp đồng mua lại, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.

Đặc biệt quan trọng là xác định hình thức bắt buộc của các hợp đồng trên trong giao dịch M&A. Các quy định về công chứng và xây dựng lý luận về thời điểm bắt đầu và kết thúc một thương vụ nhằm bảo vệ các bên trong giao dịch hợp đồng M&A. Điều này có một vị trí quan trọng để thúc đẩy quan hệ thành công nhiều hơn, đặc biệt là tao dựng một sân chơi cho các bên, tránh tranh chấp xảy ra làm các thương vụ không thể thực hiện được.

Bên cạnh đó tôn trọng tính tự nguyện trong giao kết hợp đồng của các bên dựa trên nền tảng của các quy định về hợp đồng hiện có. Các thể loại hợp đồng và điều khoản bắt buộc phải có trong một hợp đồng M&A sẽ được hướng dẫn trong một Nghị định hoặc Luật hoá tạo điều kiện giúp cho thủ tục này ngày càng hoàn thiện hơn. Làm rõ về hình thức pháp lý bao  gồm các trình tự, điều kiện do pháp luật quy định mà các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ. Việc quy định hình thức pháp lý cho các giao dịch M&A được quy định rõ rang sẽ giúp xây dựng các  quy trình, công việc cần thiết để bắt buộc các giao dịch phải thực hiện ra sao, khi nào, các trường hợp loại trừ mà hợp đồng sẽ không được chấp nhận. 

 Trong thực tế các thương vụ chúng ta biết rằng hợp đồng mua bán doanh nghiệp là tiền đề để thực hiện hợp đồng sáp nhập, hợp nhất. Nghĩa là trong phần căn cứ của hợp đồng sáp nhập, hợp nhất sẽ có căn cứ vào hợp đồng mua lại hay không? Nếu xem là một hoạt động của tập trung kinh tế thì sẽ cần phải quy định tập trung đối với việc mua lại tài sản, mua bán chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, mua doanh nghiệp toàn bộ hay một một phần. Điều quan trọng vô cùng là cần quy định rõ về việc khi nào chuyển giao quyền tài sản có hiệu lực pháp luật và chuyển giao địa vị pháp lý của bán với bên mua gắn với quyền tài sản. Khi nào địa vị pháp lý đó được kế thừa hợp pháp.

Chúng ta có thể hình dung là, trong hợp đồng mua lại cổ phần/ vốn góp, khi bên mua tham gia vào thương vụ, công ty cũ có thể vẫn giữ nguyên. Các cổ đông/ thành viên cũ chấm dứt quyền và nghĩa vụ với công ty mục tiêu khi giao dịch hoàn thành. Thường thì công việc chuyển giao được thực hiện bằng hợp đồng chuyển nhượng và biên bản bàn giao. Các nghĩa vụ và quyền của bên mua sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên bán. Đây là một hoạt động mua bán một phần, trong đó thực chất là một hoạt động thường chỉ được thực hiện bằng thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Việc mua bán cổ phần/ vốn góp thậm chí được thanh toán bẳng tiền mặt chứ không chuyển khoản, kiểm soát giao dịch này khó khăn cả về góc độ quản lý cũng như góc độ bảo vệ bên mua.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến