/ / / /

Nghiên cứu M&A: Chủ thể của M&A trong Pháp luật Việt Nam ( Bài 28)


Nghiên cứu M&A: Chủ thể của M&A trong Pháp luật Việt Nam ( Bài 28)

Các quy định về chủ thể của M&A trong Pháp luật Việt Nam

Trong quá trình diễn ra thương vụ, thông thường các bên tham gia tâp trung kinh tế là doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, hợp nhất, sáp nhâpj, liên doanh  liên kết với nhau, hoặc mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp mục tiêu.

Về chủ thể của tập trung kinh tế được Luật cạnh tranh nhắc đến trong  khoản 1, Điều 2 Luật cạnh tranh 2004, khoản 1 Điều 21 Luật cạnh tranh và điểm b, khoản 1 Điều 29 Luật cạnh tranh 2004.

Tại khoản 1 Điều 2 Luật cạnh tranh quy định: “Luật này áp dụng đối với: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam” .Như vậy chủ thể mà Luật cạnh tranh điều chỉnh dưới góc độ tập trung kinh tế là cả tổ chức và cá nhân kinh doanh và được gọi là Doanh nghiệp. 

Cũng tại khoản 1 điểm b Điều 21 Luật cạnh tranh quy định trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tế lại quy định có : “ bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế” và tại Khoản 1 điều 29 Luật cạnh tranh 2004 về hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế thì bắt buộc phải có “ bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế” . Với góc độ điều chỉnh và gọi Doanh nghiệp là bao gồm cả tổ chức, và cá nhân kinh doanh thì có phần khác biệt so với chủ thể mà Luật doanh nghiệp quy định.

Tại khoản 1, Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 có quy định khoản 1 về doanh nghiệp là: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

Điều này có nghĩa là doanh nghiêp phải là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở, và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khác cơ bản so với Quy định của Luật cạnh tranh.

Về khái niệm “ cá nhân kinh doanh” cũng được đề cập tới tại  Điều 3, Nghị đinh 39/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 16/3/2007 quy định về cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể tại khoản 1, Điều 3 quy định rõ:  Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân"  theo quy định của Luật Thương mại” và được liệt kê cụ thể tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Nghị định này quy định rõ: “Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác” cùng hàng loạt hành vi được liệt kê trong Nghị định này.

Như vậy cá nhân kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp bao gồm: Hộ kinh doanh cá thể, Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên cá nhân kinh doanh cũng bao gồm cả cá nhân không có đăng ký kinh doanh theo Quy định của Nghị đinh 39/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 16/3/2007.

Rà soát qua các văn bản pháp lý quy định trên ta thấy có sự mâu thuẫn trong khái niệm và thủ tục về chủ thể của tập trung kinh tế do chính các điều  Luật cạnh tranh quy định và các văn bản Luật khác như nghị định của Chính phủ và Luật doanh nghiệp.Như vậy tại khoản 1, Điều 2, Luật cạnh tranh thì có nhắc đến “ Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp)” mà không đề cập rõ là: “ cá nhân có đăng ký kinh doanh” mà dung cụm  từ“ cá nhân kinh doanh”. Trong khi đó Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì cá nhân có cả cá nhân “ không phải đăng ký kinh doanh”. Khi chủ thể là cá nhân không phải đăng ký kinh doanh thì sẽ không có “ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

Chính vì Luật cạnh tranh gọi là “ Tổ chức, cá nhân kinh doanh đều  gọi chung là doanh nghiệp mà tạo ra cách hiểu mâu thuẫn,  dẫn đến chúng ta khó xác định được chủ thể của tập trung kinh tế  một cách rạch ròi. Hoặc do sự mâu thuẫn của Luật gây ra trong quá trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho các hoạt động thông báo tập trung kinh tế, miễn trừ hay cả các hoạt động khác trong quá trình thực hiên thương vụ.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến