/ / / /

Nghiên cứu M&A: Những quy định về M&A trong pháp luật Malaysia ( Bài 21)


Nghiên cứu M&A: Những quy định về M&A trong pháp luật Malaysia ( Bài 21)

Những quy định về M&A trong pháp luật Malaysia và cú hích tạo nên những thành quả tuyệt vời về tập trung kinh tế. Những chính sách rộng mở và quản lý thương vụ khiến cổ phiếu và thị trường vốn, cũng như năng lực tích lũy tư bản của Malaysia phát triển thần tốc.

Luôn muốn nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước mình nhưng chính phủ Malaysia vẫn cố gắng tăng tỷ lệ sở hữu của công dân Malaysia và người Malaysia bản địa (Bumiputra) ở các công ty bị M&A. Vì định hướng chiến lược như vậy nên  Malaysia luôn đảm bảo rằng tỷ lệ sở hữu trong nền kinh tế Malaysia theo tỷ lệ tối thiểu là 30% sở hữu thuộc về người Malaysia bản địa, 40% thuộc về người Malaysia khác và tối đa 30% thuộc về người nước ngoài.

Đối với hình thức đầu tư mua lại cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài phải xin phép Cục đầu tư nước ngoài nếu như mua mua lại hơn 15% cổ phiếu của công ty nội địa hoặc mua cổ phiếu với tổng giá trị hơn 10 triệu ringgit Malaysia (RM 10.000.000).

Đối với hình thức đầu tư mua lại tài sản, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải xin phép cục đầu tư nước ngoài và chỉ được phép mua tài sản có giá trị lớn hơn 150.000 Ringgít Malaysia, đồng thời không bị giới hạn số tài sản được mua. Với hình thức này Malaysia rất khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia thương vụ M&A thông qua mua lại tài sản ở nước họ.

Về vấn đề người lao động, trước khi tiến hành M&A thì nhà đầu tư nước ngoài không cần phải lấy ý kiến người lao động. Miễn sao công ty mới đảm bảo sao cho người lao động vẫn giữ được các điều kiện làm việc như cũ. Các công ty phải cố gắng tuyển dụng và đào tạo người Malaysia sao cho họ có thể tham gia vào các vị trí trong công ty mới và thích ứng với nó. Malaysia luôn muốn người lao động không bị thay đổi công việc và ổn định việc làm hơn là việc hưởng khoản tiền bồi thường hay chi trả một lần cho người lao động. Cũng chính điều này mà các công ty sau M&A cơ cấu lại doanh nghiệp thực sự khó khăn do chính sách lao động.

Malaysia cũng không có luật chống độc quyền áp dụng với tất cả các ngành. Họ chỉ có Luật chống độc quyền trong một số lĩnh vực như truyền thông và viễn thông. Họ cho rằng một số lĩnh vực không nhất thiết phải chống độc quyền do quan điểm kinh tế của Malaysia có phần kích thích các tập đoàn lớn mạnh hơn để cạnh tranh với nước ngoài. Hơn thế nữa việc nhà đầu tư nước ngoài đôi khi chỉ có được nắm giữ khoảng 30% vốn trong các công ty Malaysia khi thực hiện M&A.

Về thuế, Malaysia chỉ đánh thuế thu nhập 20% đối với 500.000 Ringgit đầu tiên và 25% đối với số thu nhập còn lại. Bởi vậy có sự phân biệt giữa thương vụ lớn và thương vụ bé rõ ràng.

Vũ Ngọc DũngMua bán doanh nghiệpM&A sáp nhập doanh nghiệpluật sư M&ALuật Bắc ViệtBắc Việt Luật

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến