Nghiên cứu M&A: Cơ chế điều chỉnh, hạn chế và ưu điểm trong M&A ( Bài 45)
Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về M&A .Tuy nhiên, cơ chế điều chỉnh hiện nay của Việt Nam đã thể hiện những điểm hạn chế và ưu điểm như sau. ( Bài 45)
Thứ bảy, về vấn đề chuẩn hóa và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính công ty thì được qui định bởi Luật kế toán. Tất cả những qui định đó vẫn chưa thể đáp ứng cho nhu cầu thông tin đối với thị trường M&A bởi lẽ hoạt động M&A là một quyết định quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp nên khi quyết định thực hiện cần có một nguồn thông tin đầy đủ, chính xác trong một khoảng thời gian dài nhất định để có được những nhận định, đánh giá đúng về công ty đối tác.
Đối với các doanh nghiệp là công ty cổ phần được niêm yết thì kiểm soát công bố thông tin khá chặt chẽ, được qui định trong Luật chứng khoán hiện hành nên các thông tin của các công ty này được đưa ra thị trường một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời mặc dù trong thời gian qua cũng có những trường hợp bất trắc do việc công bố chậm hay thông tin được công bố chưa chính xác. Điều này đòi hỏi một sự tăng cường quản lý từ cơ quan chủ quan và cơ quan trực tiếp điều hành thị trường chứng khoán.
Đối với các công ty cổ phần chưa được niêm yết và là công ty cổ phần đại chúng thì việc công bố thông tin thì được điều tiết bởi Luật chứng khoán. Cơ quan quản lý các thông tin liên quan đến doanh nghiệp được báo cáo với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Đối với các hình thái doanh nghiệp khác không phải là công ty cổ phần đại chúng thì đối tác mua lại doanh nghiệp sẽ tìm kiếm thông tin về công ty rất khó xác định. Theo qui định của Luật kế toán thì tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo với cơ quan Nhà nước báo cáo tài chính, hay kết quả hoạt động kinh doanh. Các thông tin này được báo cáo với Sở Kế hoạch và đầu tư và cơ quan thuế tại địa phương mà doanh nghiệp hoạt động, nhưng việc công ty đối tác muốn nhận được các thông tin đó rất khó khăn bởi việc tiếp nhận kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với các đơn vị này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu về quản lý đầu tư trên địa bàn và công tác thu thuế, đồng thời nó liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cho doanh nghiệp. Ngoài ra vấn đề về tính trung thực của các báo cáo tài chính đó cũng là một vấn đề cần quan tâm. Các biến cố bất thường của công ty thì không có qui định rõ ràng về việc báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì thế, các công ty đối tác rất khó để liên hệ với những cơ quan này để có được các thông tin liên quan đến công ty. Do đó các đối tác muốn mua lại hay sáp nhập với các doanh nghiệp không thuộc hình thái là công ty cổ phần đại chúng sẽ không thể tìm hiểu được diễn biến hoạt động của công ty trong quá khứ. Hiện tại họ dường như phải chủ yếu dựa vào nguồn thông tin được cung cấp bởi công ty môi giới. Chính điều đó là tăng mức độ rủi ro, làm giảm khả năng thành công đối với các giao dịch M&A. Nguyên nhân của sự thiếu thông tin về công ty bắt nguồn từ việc thiếu sự kiểm soát thông tin của doanh nghiệp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước. Một qui định cụ thể hơn về việc tiếp nhận, quản lý và cung cấp thông tin của doanh nghiệp cho những trường hợp đặc biệt như trong giao dịch M&A là thực sự cần thiết.
Thứ tám, chưa xây dựng quy định kiểm soát cả hoạt động M&A mà dưới ngưỡng thông báo và không thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý cạnh tranh. Giống như việc quy định mức giao dịch theo giá trị đạt ngưỡng tối thiểu bao nhiêu sẽ phải công bố thương vụ
Thứ chín chưa xây dựng cơ chế quy định về định giá doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa rất lớn trong mỗi giao dịch M&A. Mặc dù kết quả của quá trình định giá không phải nhằm để xác định giá giao dịch của thương vụ M&A mà nó chỉ là cơ sở nền cho các thỏa thuận về giá thuận mua vừa bán của các công ty. Việc định giá giá trị doanh nghiệp trong hoạt động M&A không hoàn toàn giống như định giá doanh nghiệp cho mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Thứ mười, cơ chế cho độc lập tuyệt đối của cơ quan quản lý cạnh tranh chưa được hiệu quả, chưa có hoạt động tuyên truyền, tư vấn hiểu biết và trang bị kiến thức cho chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực M&A
Trong định giá doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hóa thì mục tiêu chính là nhằm thu hồi lại một phần vốn hoặc toàn bộ số vốn mà Nhà nước đã đầu tư trước đó. Tuy nhiên với sự đầu tư của Nhà nước trước đây đã tạo nên một hình ảnh doanh nghiệp hiện tại, tức là lợi thế kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp thì việc định giá doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng nhất mà Nhà nước mong muốn trước tiên là thu hồi theo giá trị thị trường những tài sản hữu hình mà Nhà nước đã đầu tư. Chính vì thế, trong định giá doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thì dường như việc định giá giá trị tài sản vô hình, như thương hiệu của doanh nghiệp, không được đề cập đến nhiều.
Trong định giá đáp ứng yêu cầu của việc mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thì định giá tài sản vô hình cũng có ý nghĩa rất quan trọng như đối với tài sản hữu hình. Đôi khi tài sản vô hình thương hiệu lại là loại tài sản mà bên mua, bên chấp nhận sáp nhập quan tâm nhất. Như vậy việc định giá giá trị doanh nghiệp trong hoạt động M&A cần quan tâm đến cả hai loại tài sản là tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Hiện tại việc định giá giá trị doanh nghiệp đáp ứng cho yêu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong hướng dẫn này chỉ nêu đến hai phương pháp định giá tài sản hữu hình là phương pháp tài sản và phương pháp chiết khấu dòng tiền, bản thân hai phương pháp này đều có những hạn chế nhất định. Việc định giá tài sản vô hình thì qui định không chi tiết. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp hiện nay rất lúng túng trong việc định giá tài sản. Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng, việc định giá trị doanh nghiệp không phải là công việc đơn giản và trên thực tế cũng không có một công thức chung tổng quát để giúp xác định một cách chính xác hoàn toàn. Vấn đề là doanh nghiệp cần tham khảo nhiều phương pháp định giá và chọn những phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Do đó, việc ban hành một văn bản qui định cụ thể, chi tiết việc định giá giá trị doanh nghiệp là không cần thiết mà cần thiết là doanh nghiệp cần phải tự cập nhật và lựa chọn phương pháp định giá phù hợp. Khó khăn hiện nay trong vấn đề định giá là bản thân doanh nghiệp không nắm bắt kịp những phương pháp định giá hiện đại để lựa chọn cho thích hợp nên đã rất có nhiều khả năng doanh nghiệp bị hớ khi trả giá hoặc đòi giá quá cao dẫn đến giao dịch không thành công. Theo đánh giá từ phía doanh nghiệp thì việc định giá doanh nghiệp để thực hiện M&A là một việc rất khó khăn đối với họ hiện nay.
Đọc thêm bài:
Bài 43: Nghiên cứu M&A: Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về M&A ( Bài 43)
Bài 44: Nghiên cứu M&A: Cơ chế điều chỉnh, hạn chế và ưu điểm trong M&A ( Bài 44)
Bài 46: Đọc tại đây
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep
Bình luận
Bình luận bằng Facebook