/ / / /

Nghiên cứu M&A: các quy định về kiểm soát M&A trên thế giới, Luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp ( Bài 27, phần 2)


Nghiên cứu M&A: các quy định về kiểm soát M&A  trên thế giới, Luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp ( Bài 27, phần 2)

Các quy định của Pháp Luật doanh nghiệp và Pháp Luật cạnh tranh về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Cụ thể là các quy định về kiểm soát M&A trên thế giới và quy định của Luật Cạnh tranh và Luật doanh nghiệp.

Các quy định về kiểm soát M&A

Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định cho Doanh nghiệp có quyền định đoạt các vấn đề phát sinh trong nội bộ như quy mô kinh doanh, ngành nghề, kế hoạch và phương hướng kinh doanh, lao động;  Doanh nghiệp có quyền tự do liên kết trong kinh doanh, theo đó, quyền tự do khế ước bao gồm sự tự chủ trong việc liên kết đầu tư để mua doanh nghiệp khác hoặc liên minh góp vốn thành lập các chủ thể kinh doanh mới.

Pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam quy định ngày càng có xu hướng giao quyền chủ động cho doanh nghiệp, quyền được thay đổi quy mô theo nhu cầu kinh doanh. Trên cơ sở đó, các biện pháp tổ chức lại như sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức kinh doanh… giúp doanh nghiệp dễ dàng chủ động thích ứng với các biến động thị trường, phù hợp với năng lực kinh doanh của mình và phải tuân thủ các quy định pháp luật khi thực hiện quyền của mình.

Còn pháp luật cạnh tranh xem mua lại và sáp nhập, hợp nhất, liên doanh trong  doanh nghiệp chính là việc tích luỹ tư bản bởi việc hợp nhất, sáp nhập nhiều tư bản tạo thành những nguồn lực lớn hơn, điều này có thể làm ảnh hưởng xấu tới cấu trúc thị trường hoặc có thể gây ra sự phá vỡ kết cấu thị trường lành mạnh. Cũng theo đó pháp luật cạnh tranh ngăn chặn những hoạt động có nguy cơ tạo ra vị trí thống lĩnh, độc quyền, hạn chế sự cạnh tranh và số lượng doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.

3.2.2.1.  Ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh

Việc kiểm soát hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp ( M&A) trong Luật cạnh tranh cũng được quy định ở nhiều cấp độ khác nhau bằng cách xây dựng những cơ sở pháp lý bắt buộc để các bên phải thực hiện những nghĩa vụ ở giai đoạn trước và sau khi thưc hiện hoạt động M&A.

Hiện tại những quy định về kiểm soát M&A trong Luật cạnh tranh được thể hiện ở các mức độc sau đây: Ở cấp độ thấp nhất là các hoạt động tập trung kinh tế được tự do diễn ra mà không phải thực hiện thủ tục gì; Các hoạt động tập trung kinh tế diễn ra cần thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế; Các bên tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm nhưng được miễn trừ  và trường hợp không được miễn trừ. Cụ thể quy định các ngưỡng như sau:

a) Trường hợp được tự do tập trung kinh tế: Nếu các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà  thuộc trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tê thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật thì được tự do tập trung kinh té không phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế với cơ quan quản lý cạnh tranh.

 b) Trường hợp phải có nghĩa vụ thông báo và chấp nhận: Nếu doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30 – 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lời bằng văn bản trường hợp đó không bị cấm thì mới được tiến hành thủ tục tập trung kinh tế .

c) Trường hợp bị cấm  nhưng được miễn trừ: Tập trung kinh tế được miễn trừ thì chỉ làm thủ tục để được hưởng miễn trừ thay vì làm thông báo tập trung kinh tế.

d) Trường hợp hoàn toàn bị cấm: Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm mà không được miễn trừ thì không thể tiến hành tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% thị trường liên quan.

--------

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến