Nghiên cứu M&A: pháp luật cạnh tranh trong M&A ( Bài 15, phần 3)
Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các Doanh nghiệp khi tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trường liên quan:
Điều 18 Luật Cạnh tranh quy định : “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các Doanh nghiệp khi tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại điều 19 của luật này hoặc trường hợp Doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật". Sở dĩ pháp luật có quy định như vậy là vì khi tập trung kinh tế quá lớn sẽ dẫn đến mất cân bằng cơ cấu nền kinh tế. Có quá nhiều tập đoàn lớn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các Doanh nghiệp nhỏ và các tập đoàn kinh tế khổng lồ, tập đoàn này sẽ dùng tiềm lực kinh tế để chèn ép những Doanh nghiệp nhỏ hơn và sau đó thâu tóm toàn bộ thị trường. Cuối cùng thì người tiêu dùng là những đối tượng bị thiệt hại đầu tiên. Tập đoàn lớn sau khi chiếm lĩnh được thị trường sẽ trở thành độc quyền nó có thể nâng giá thành sảnh phẩm lên cao quá giá trị thực của hàng hóa để đạt được siêu lợi nhuận. Không chỉ người tiêu dùng mà cả nhà nước cũng bị thiệt hại lớn do cạnh tranh không lành mạnh đó gây ra. Đó là việc nhà nước không kiểm soát được thị trường hàng hóa và dịch vụ gây ra tình trạng hỗn loạn cho nền kinh tế. Không thu hút được đầu tư nước ngoài do môi trường kinh doanh không ổn định .
Điều 19 Luật Cạnh tranh quy định các trường hợp miễn trừ đối với TTKT bị cấm như sau :
TTKT bị cấm quy định tại Điều 18 của luật này có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây:
- Một hoặc nhiều bên tham gia TTKT đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
- Việc TTKT có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- Xã Hội, tiến bộ, công nghệ .
Cơ chế miễn trừ được đặt ra dựa trên luận điểm cơ bản của kinh tế học. Hành vi TTKT của các DN đã cấu thành đủ các điều kiện để kết luận là đã vi phạm Luật Cạnh tranh song chúng có nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển kinh tế-Xã Hội. Khi đó lí thuyết về tính hiệu quả đã được đặt ra trong khoa học pháp lí đối với lĩnh vực cạnh tranh .
Khi tiến hành TTKT các bên tham gia có thể cử một đại diện làm thủ tục để hưởng miễn trừ. Việc đại diện phải được lập thành văn bản có xác nhận của các bên . Hồ sơ hưởng miễn trừ đối với TTKT quy định tại điều 28 Luật Cạnh tranh như sau:
- Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với TTKT bao gồm: Đơn theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh; Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ĐKKD của từng doanh nghiệp tham gia TTKT; Báo cáo tài chính trong hai năm tài chính liên tiếp gần nhất của từng DN tham gia TTKT có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật; Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường liên quan; Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng các trường hợp được miễn trừ theo quy định tại điều 19 của PL cạnh tranh; Văn bản ủy quyền của các bên tham gia TTKT cho bên đại diện.
- Bên nộp hồ sơ và bên tham gia TTKT chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ .
Theo Điều 29 Luật Cạnh tranh: Các DN tham gia TTKT có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan có thể bị phạt tiền từ 1% đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi, vi phạm đối với hành vi TTKT mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo cho cục quản lý cạnh tranh trước khi TTKT .
Luật Canh tranh đã tạo hành lang pháp lý quy định nội dung cho phép nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần sáp nhập, mua lại Doanh nghiệp để tham gia hoạt động quản lý đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại Doanh nghiệp tại Việt Nam phải thực hiện các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường, tuân thủ các quy định về thị trường chứng khoán các pháp luật cạnh tranh và Luật Doanh nghiệp, đáp ứng điều kiện đầu tư trong lĩnh vực dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
- Luật thương mại hiện hành quy định, cho phép thương nhân doanh nghiệp được phép mua lại Doanh nghiệp, bởi lẽ, cũng là một loại hàng hoá, việc mua bán Doanh nghiệp thực chất là việc mua bán một loại hàng hoá. (Theo điều 3.8 Luật Thương mại 2005)
“Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng ,chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận”.
Luật thương mại nêu rõ quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ hợp đồng. Mua bán Doanh nghiệp là một loại hợp đồng đặc thù nên nó phải lập thành văn bản nhằm đảm bảo tính giàng buộc về mặt pháp lý cao, và là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep
Bình luận
Bình luận bằng Facebook