Nghiên cứu M&A: Những mâu thuẫn ở cách hiểu về chủ thể M&A ( Bài 29)
Những mâu thuẫn về cách hiểu về chủ thể trong thương vụ M&A được quy định trong Luật ở Việt Nam thể hiện tại các điểm sau đây:
Thứ nhất, với quy định của khoản 1, Điều 2 Luật cạnh tranh thì chủ thể bao gồm cả tổ chức và cá nhân kinh doanh. Cá nhân này thuộc cả trường hợp hiểu theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP tức không phải đăng ký kinh doanh. Thế nhưng trong thủ tục quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 21 Luật cạnh tranh và điểm b, khoản 1 Điều 29 thì thủ tục cho tập trung kinh tế phải thong báo và trường hợp miễn trừ sẽ buộc phải có “ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” . Như vậy với cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh sẽ gặp khó khăn không thể thực hiện được thủ tục này do thiếu “ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” theo quy định của Luật cạnh tranh và thực tế thì sẽ không đáp ứng được quy định của Luật
Thứ hai, nếu quy định và hiểu theo Điều 21 và 29 của Luật cạnh tranh thì sẽ loại bỏ cá nhân không có đăng ký kinh doanh không thể trở thành chủ thể của tập trung kinh tế được do không thể có đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục tập trung kinh tế. Còn nếu hiểu theo khoản 1 Điều 2, Luật cạnh tranh thì buộc Điều 21 và 29 Luật cạnh tranh phải sửa lại cho phù hợp với quy định tại Điều 2, ngoài ra Điều 2 của Luật cạnh tranh phải ghi rõ là “ cá nhân có đăng ký kinh doanh” hoặc “ cá nhân có đăng ký kinh doanh và không có đăng ký kinh doanh” thật rõ ràng tránh mù mờ trong quy định và hiểu nhầm trong áp dụng chứ không dùng cum từ “ cá nhân kinh doanh”.
Thứ ba, nếu hiểu theo khoản 1, Điều 2 Luật cạnh tranh mà gọi “ tổ chức, cá nhân kinh doanh” là “ doanh nghiệp” thì thật sự chưa phù hợp về pháp lý với các Luật khác, đặc biệt là theo Điều 4, Luật doanh nghiệp 2005 về Doanh nghiệp hay quy định về pháp nhân trong Bộ Luật Dân sự
Thứ tư, nếu theo những định nghĩa và liệt kê của Điều 3, Nghị đinh 39/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 16/3/2007 về cá hành vi cá nhân kinh doanh không phải đăng ký thì chủ yếu là các hoạt động buôn bán rong, hoạt động kinh doanh không có địa điểm, nhỏ lẻ, mua bán vặt, đồ ăn vặt buôn chuyến, các hoạt động thương mại một cách độc lập… thì chủ thể này không có khả năng gây ra những hành vi tập trung kinh tế gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường được, cũng không thể tạo ra được vị trí thống lĩnh được… do vậy Luật cạnh tranh quy định cá nhân ( Tạm hiểu là không có đăng ký kinh doanh ) là không cần thiết. Những cá nhân này sẽ không có tính khả thi cao trong chủ thể mà Luật cạnh tranh phải kiểm soát hành vi tập trung kinh tế. Cần loại bỏ cá nhân không có đăng ký kinh doanh ra khỏi chủ thể của tập trung kinh tế hoặc quy định rõ trong Luật cạnh tranh là “ cá nhân có đăng ký kinh doanh” để thống nhất về chủ thể.
Những quy định của Luật doanh nghiệp và Luật cạnh tranh có nhiều mâu thuẫn đã tạo ra những cách hiểu không thống nhất. Từ đó tạo môi trường tốt nhất kích thích hoạt động M&A ngày càng thuận tiện trong việc thực hiện thủ tục pháp lý. Việc quy định thống nhất về chủ thể trong hoạt động M&A là cá nhân, doanh nghiệp hay chỉ doanh nghiệp cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cả những quy định pháp lý về hợp đồng, hay các quy định pháp lý khác về hiệu lực của giao dịch M&A.
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep
Bình luận
Bình luận bằng Facebook