KIẾN THỨC M&A: NGHIỆP VỤ M&A TRONG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
(Mua bán doanh nghiệp) - Nghiệp vụ M&A trong ngân hàng đầu tư?
M&A là một mảng tư vấn chiếm tỷ trọng lớn trong các mảng tư vấn của ngân hàng đầu tư trên toàn thế giới, chi phí tư vấn cho các thương vụ M&A đã hoàn thành đạt 30 tỷ USD năm 2010 tăng 27% so với năm ngoái.
Trong đó Goldman Sachs đứng vị trí dẫn đầu với 554.4 tỷ với 370 hợp đồng thương vụ ( Thomson Reuters 2011 ). Ngân hàng đầu tư có thể tham gia và một phần hoặc toàn bộ tiếng trình của một thương vụ M&A; có thể hình dung sự tham gia của các bên như sau:
Ở Việt Nam hiện chưa có một ngân hàng đầu tư thực sự ( Investment Bank, tuy nhiên đã có những quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty tư vấn có mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư về tư vấn M&A, phí tư vấn tùy theo từng quy mô của thương vụ, có thể tính theo % ( khoảng 1% giá trị thương vụ) hoặc lấy mức ngang bằng hay theo từng gói tư vấn đối với các nghiệp vụ trong giai đoạn cụ thể (ví dụ pháp luật, thẩm định chi tiết, tái cấu trúc… )
Doanh nghiệp làm những gì trong gia đoạn hợp nhất ( intergration ) và tại sao nó là gia đoạn rất quan trọng ? Đối với M&A giai đoạn tích hợp hay hợp nhất ( intergration ) cũng giống như việc sau lễ thành hôn một gia đình. Vấn đề ở chỗ làm sao kế hợp các công ty lại để nó tạo ra giá trị cộng hưởng và hiệu quả hơn trước khi sáp nhập. Tức là M&A có sự kết hợp nhuẫn nhhuyễn để có chuyển biến về chất chứ không phải là một phép cộng đơn thuần. Theo đó, giai đoạn hợp nhất chính là hành động vì mục tiêu chiến lược nhằm đạt được giá trị cộng hưởng kỳ vọng khi quyết định M&A. Giai đoạn này bao gồm các công việc như : bầu ban lãnh đạo, quy hoạch lại thương hiệu, sản phẩm, R&D, chi phí, giá, chiến lượng cạnh tranh, chuỗi cung ứng, phân phối… những tái cấu trúc này thường dựa vào những thế mạnh sẵn có của các bên để có điều chỉnh phù hợp. Những điều chỉnh này thường nhằm mục đích tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
(MAF)
Bình luận
Bình luận bằng Facebook