Những lưu ý trong Luật Mica Châu Âu mà bạn cần biết
Tài Sản Bị Loại Trừ Khỏi Khung Quy Định MiCA
Như đã nêu, các quy định của MiCA không bao gồm NFT, sản phẩm nghệ thuật kỹ thuật số và các token không thể thay thế khác trừ khi chúng cung cấp các tiện ích tương tự như token có thể thay thế, chẳng hạn như tiền điện tử và stablecoin.
Các loại tiền điện tử giống với các công cụ tài chính và chứng khoán không chịu sự quản lý của MiCA, chẳng hạn như giao dịch Bitcoin, Ethereum và các loại tiền điện tử khác.
Ngoài ra, các ứng dụng phi tập trung không phải tuân theo các quy tắc này vì chúng hoạt động mà không qua trung gian và không yêu cầu giao dịch hoặc trao đổi tài sản tiền điện tử để có quyền truy cập.
MiCA là gì?
MiCA là khung pháp lý đầu tiên của Liên minh Châu Âu điều chỉnh tài sản tiền điện tử ở châu Âu. MiCA dựa trên các thực tiễn tốt nhất từ các quy định hiện có của EU về chứng khoán giao dịch truyền thống và áp dụng chúng cho tài sản tiền điện tử và stablecoin.
Nghị viện Châu Âu đã thông qua các quy định này để giám sát việc cung cấp dịch vụ tiền điện tử và phát hành tài sản tiền điện tử ở các quốc gia thành viên EU. MiCA nhằm hỗ trợ đổi mới tiền điện tử, cung cấp phạm vi pháp lý để giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tài sản tiền kỹ thuật số và đảm bảo sự ổn định tài chính. Nó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử phải được ủy quyền và đăng ký với các cơ quan tài chính EU ở các quốc gia thành viên.
Tại hội nghị diễn ra ở Brussels (Bỉ), các Bộ trưởng Tài chính EU đã đạt được sự đồng thuận cuối cùng về bộ quy tắc trong Đạo luật thị trường tiền điện tử (MiCA). Đạo luật này được Nghị viện châu Âu (EP) bỏ phiếu thông qua hồi tháng tư vừa qua.
Việc quản lý tiền điện tử đã và đang trở thành một yêu cầu ngày càng cấp bách đối với các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia, nhất là sau sự sụp đổ của FTX, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới.
“Các sự kiện xảy ra gần đây cho thấy nhu cầu cấp thiết trong việc áp đặt các quy tắc nhằm bảo vệ tốt hơn người dân châu Âu đầu tư vào các tài sản này, đồng thời ngăn chặn việc lạm dụng ngành công nghiệp tiền điện tử cho mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố”, bà Elisabeth Svantesson, Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển (quốc gia đang là Chủ tịch luân phiên của EU) cho hay.
Gói quy tắc mới này yêu cầu các công ty buộc phải có giấy phép nếu muốn phát hành, giao dịch và bảo vệ tài sản điện tử, tài sản được mã hóa và stablecoin (loại tiền điện tử được thiết kế để duy trì một giá trị cố định) ở 27 quốc gia thành viên EU.
Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính EU đã thảo luận chi tiết các biện pháp ngăn chặn trốn thuế và sử dụng chuyển tiền điện tử nhằm mục đích rửa tiền bằng cách khiến các giao dịch trở nên dễ dàng theo dõi hơn.
Theo đó, từ tháng 1/2026, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ buộc phải cung cấp rõ tên người gửi và người thụ hưởng trong các giao dịch tài sản điện tử, bất kể số tiền được chuyển là bao nhiêu.
Ngoài ra, các quan chức EU cũng đạt thỏa thuận về việc sửa đổi các quy định về hợp tác thuế giữa các nước thành viên EU, bảo đảm bao quát các giao dịch bằng tài sản điện tử, đồng thời trao đổi thông tin về các phán quyết thuế trước đối với những cá nhân giàu có nhất trong lĩnh vực này.
Với việc chính thức phê duyệt đạo luật MiCA, EU đang đi trước một bước so với Mỹ và Anh, những quốc gia vẫn chưa đưa ra các quy tắc chính thức cho không gian tiền điện tử.
Anh đang lên phương án tiếp cận theo từng giai đoạn, bắt đầu với stablecoin và mở rộng dần ra các loại tiền điện tử khác, nhưng chưa có thời gian biểu chắc chắn.
Trong khi đó, Mỹ tập trung vào sử dụng các quy tắc chứng khoán hiện có để thực thi trong lĩnh vực này và đang cân nhắc xem có nên đưa ra những quy tắc mới riêng biệt hay không.
Khuôn khổ chung quản lý tiền điện tử
Trong cuộc bỏ phiếu ngày 20/4, EP và EUC đã thông qua MiCA với 517 phiếu thuận và 38 phiếu chống. Đây là khung quy tắc toàn diện đầu tiên trên thế giới nhằm điều chỉnh ngành công nghiệp tiền điện tử. Đạo luật này cùng với đề xuất về chế độ thí điểm Thị trường công nghệ sổ cái phân tán (DLT) là một phần của gói tài chính kỹ thuật số của Liên minh châu Âu (EU), bao gồm chiến lược mới về tài chính kỹ thuật số với mục đích bảo đảm rằng EU tiếp cận nhanh với cách mạng kỹ thuật số trong lĩnh vực tài chính, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng châu Âu và các doanh nghiệp.
Tiền điện tử là một trong những ứng dụng chính của công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong lĩnh vực tài chính. Sau sự tăng trưởng mạnh về vốn hóa thị trường của tài sản tiền điện tử năm 2017, vào tháng 3/2018, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành Kế hoạch hành động Fintech để xem xét cơ hội và thách thức do tài sản tiền điện tử mang lại.
Theo đánh giá của Cơ quan Ngân hàng châu Âu (EBA) và Cơ quan Chứng khoán và Thị trường châu Âu (ESMA), hầu hết tài sản tiền điện tử nằm ngoài phạm vi của Luật Dịch vụ tài chính của EU và do đó không phải tuân theo các quy định về bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư. Ngoài ra, một số quốc gia thành viên EU gần đây đã ban hành luật liên quan tài sản tiền điện tử dẫn đến thiếu tính đồng nhất trong việc thực thi. Hơn nữa, sự xuất hiện của đồng tiền ổn định (stablecoin) đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và nhà quản lý trên toàn thế giới.
Mặc dù thị trường tài sản tiền điện tử vẫn có quy mô nhỏ và hiện chưa gây ra mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu, nhưng điều này có thể thay đổi trong tương lai với sự ra đời của “stablecoin toàn cầu”. Để giải quyết những vấn đề này, MiCA đã được thông qua để tạo ra một khuôn khổ chung cho cả thị trường tài sản tiền điện tử, cũng như mã hóa các tài sản tài chính truyền thống.
MiCA nhằm điều chỉnh các tài sản tiền điện tử nằm ngoài Luật Dịch vụ tài chính hiện hành của EU, cũng như các mã thông báo (token) tiền điện tử gồm bốn mục tiêu quan trọng. Đầu tiên là sự hoàn chỉnh về mặt pháp lý. Để thị trường tài sản tiền điện tử phát triển trong EU, cần thiết lập một khung pháp lý hợp lý cho các tài sản tiền điện tử mà không được quy định trong Luật Dịch vụ tài chính hiện hành. Tiếp đến là thúc đẩy sự phát triển của tài sản tiền điện tử và việc sử dụng DLT rộng rãi bằng cách thiết lập một khuôn khổ an toàn và cân bằng. Thứ ba là bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng như tính ổn định của thị trường tài chính do tài sản tiền điện tử tiềm ẩn rủi ro tương tự các công cụ tài chính khác. Cuối cùng là bảo đảm sự ổn định của thị trường tài chính, bao gồm các biện pháp bảo vệ để giải quyết những rủi ro tiềm ẩn khi tài sản tiền điện tử liên tục phát triển với quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là sự ra đời của các stablecoin được chấp nhận rộng rãi và có khả năng mang tính hệ thống. Việc áp dụng đạo luật này ban đầu được dự kiến vào giữa năm 2023, song bị trì hoãn sang năm 2024 vì cần thời gian để thử nghiệm các biện pháp phụ trợ trước khi áp dụng MiCA.
Nâng cao tính minh bạch và bảo vệ khách hàng
Về phạm vi điều chỉnh: Phần lớn các tài sản tiền điện tử chưa được điều chỉnh bởi các quy định khác (như mã thông báo bảo mật hoặc tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương) sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh bởi MiCA, bao gồm tài sản tiền điện tử, token tiền điện tử, token tham chiếu tài sản được phát hành ra công chúng. Các quy tắc của đạo luật sẽ áp đặt một số yêu cầu đối với các nền tảng tiền điện tử, nhà phát hành token và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan về tính minh bạch, công bố thông tin, ủy quyền và giám sát giao dịch. Người tiêu dùng sẽ có những thông tin minh bạch, cụ thể hơn về các rủi ro, chi phí và lệ phí có liên quan.
Về phía tổ chức phát hành tài sản tiền điện tử: Các nhà phát hành thuộc phạm vi của MiCA, cụ thể là những người cung cấp tài sản tiền điện tử cho bên thứ ba, có thể phải tuân theo một số nghĩa vụ, như phải có bản cáo bạch theo quy định khi chào bán công khai; phải có quyền phát hành tài sản tiền điện tử từ các cơ quan liên quan; tuân thủ những quy tắc tiếp thị tài sản tiền điện tử ra công chúng; hành động trung thực, công bằng và chuyên nghiệp đối với những người nắm giữ tài sản tiền điện tử.
Trong đó, các nền tảng phải thông báo cho người dùng về những rủi ro liên quan việc chào bán ra công chúng. Các stablecoin như Tether (USDT) và USDC của Circle sẽ được yêu cầu duy trì lượng dự trữ tài sản phù hợp để đáp ứng các yêu cầu thanh khoản trong trường hợp rút tiền hàng loạt. Các stablecoin có quy mô quá lớn có thể bị giới hạn giao dịch ở mức 200 triệu euro (220 triệu USD) mỗi ngày. Cơ quan ESMA có thể can thiệp và cấm hoặc hạn chế các nền tảng tiền điện tử nếu không bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư hoặc đe dọa đến sự ổn định của thị trường tài chính. Để bảo vệ môi trường, các công ty phát hành phải cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng cũng như tác động của tài sản tiền điện tử đối với môi trường.
Đối với nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử: Một số dịch vụ như hoạt động lưu ký, quản lý hoặc tư vấn đầu tư tài sản tiền điện tử... sẽ được MiCA quản lý và giám sát. Các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử sẽ được cấp phép, trong đó có một số ưu đãi nhất định đối với những nhà cung cấp tại châu Âu.
Đối với việc phòng, chống rửa tiền và ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp: Các hoạt động với tài sản tiền điện tử sẽ được theo dõi như cách chuyển tiền truyền thống nhằm ngăn chặn những giao dịch đáng ngờ, bảo vệ khách hàng, chống thao túng thị trường và tội phạm tài chính. Khái niệm “quy tắc dịch chuyển” sẽ được áp dụng đối với việc chuyển tài sản tiền điện tử. Thông tin về nguồn gốc của tài sản và người thụ hưởng sẽ được lưu giữ trong giao dịch. MiCA sẽ điều chỉnh các giao dịch trên 1.000 euro trong các ví điện tử khi giao dịch với các ví điện tử khác do nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử quản lý.
Theo ông Stefan Berger, thành viên EP, việc thông qua MiCA sẽ đưa EU dẫn đầu trong quản lý nền kinh tế số với hơn 10.000 tài sản tiền điện tử khác nhau và quy mô lên đến hơn 1.000 tỷ USD. Ông Ernest Urtasun, báo cáo viên của Ủy ban các vấn đề kinh tế và tiền tệ về chuyển giao tài sản tiền điện tử cho biết: “Hiện tại, các dòng tài sản tiền điện tử bất hợp pháp được di chuyển nhanh chóng trên khắp thế giới, với khả năng cao là không bị phát hiện”. MiCA sẽ buộc các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử phát hiện và ngăn chặn các luồng tiền điện tử tội phạm, đồng thời bảo đảm rằng tất cả công ty tiền điện tử đều phải tuân theo đầy đủ các nghĩa vụ chống rửa tiền. Điều này sẽ ngăn chặn lỗ hổng trong Khuôn khổ phòng, chống rửa tiền (AML) của EU.
Nâng cao tính minh bạch và bảo vệ khách hàng
Về phạm vi điều chỉnh: Phần lớn các tài sản tiền điện tử chưa được điều chỉnh bởi các quy định khác (như mã thông báo bảo mật hoặc tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương) sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh bởi MiCA, bao gồm tài sản tiền điện tử, token tiền điện tử, token tham chiếu tài sản được phát hành ra công chúng. Các quy tắc của đạo luật sẽ áp đặt một số yêu cầu đối với các nền tảng tiền điện tử, nhà phát hành token và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan về tính minh bạch, công bố thông tin, ủy quyền và giám sát giao dịch. Người tiêu dùng sẽ có những thông tin minh bạch, cụ thể hơn về các rủi ro, chi phí và lệ phí có liên quan.
Về phía tổ chức phát hành tài sản tiền điện tử: Các nhà phát hành thuộc phạm vi của MiCA, cụ thể là những người cung cấp tài sản tiền điện tử cho bên thứ ba, có thể phải tuân theo một số nghĩa vụ, như phải có bản cáo bạch theo quy định khi chào bán công khai; phải có quyền phát hành tài sản tiền điện tử từ các cơ quan liên quan; tuân thủ những quy tắc tiếp thị tài sản tiền điện tử ra công chúng; hành động trung thực, công bằng và chuyên nghiệp đối với những người nắm giữ tài sản tiền điện tử.
Trong đó, các nền tảng phải thông báo cho người dùng về những rủi ro liên quan việc chào bán ra công chúng. Các stablecoin như Tether (USDT) và USDC của Circle sẽ được yêu cầu duy trì lượng dự trữ tài sản phù hợp để đáp ứng các yêu cầu thanh khoản trong trường hợp rút tiền hàng loạt. Các stablecoin có quy mô quá lớn có thể bị giới hạn giao dịch ở mức 200 triệu euro (220 triệu USD) mỗi ngày. Cơ quan ESMA có thể can thiệp và cấm hoặc hạn chế các nền tảng tiền điện tử nếu không bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư hoặc đe dọa đến sự ổn định của thị trường tài chính. Để bảo vệ môi trường, các công ty phát hành phải cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng cũng như tác động của tài sản tiền điện tử đối với môi trường.
Đối với nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử: Một số dịch vụ như hoạt động lưu ký, quản lý hoặc tư vấn đầu tư tài sản tiền điện tử... sẽ được MiCA quản lý và giám sát. Các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử sẽ được cấp phép, trong đó có một số ưu đãi nhất định đối với những nhà cung cấp tại châu Âu.
Đối với việc phòng, chống rửa tiền và ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp: Các hoạt động với tài sản tiền điện tử sẽ được theo dõi như cách chuyển tiền truyền thống nhằm ngăn chặn những giao dịch đáng ngờ, bảo vệ khách hàng, chống thao túng thị trường và tội phạm tài chính. Khái niệm “quy tắc dịch chuyển” sẽ được áp dụng đối với việc chuyển tài sản tiền điện tử. Thông tin về nguồn gốc của tài sản và người thụ hưởng sẽ được lưu giữ trong giao dịch. MiCA sẽ điều chỉnh các giao dịch trên 1.000 euro trong các ví điện tử khi giao dịch với các ví điện tử khác do nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử quản lý.
Theo ông Stefan Berger, thành viên EP, việc thông qua MiCA sẽ đưa EU dẫn đầu trong quản lý nền kinh tế số với hơn 10.000 tài sản tiền điện tử khác nhau và quy mô lên đến hơn 1.000 tỷ USD. Ông Ernest Urtasun, báo cáo viên của Ủy ban các vấn đề kinh tế và tiền tệ về chuyển giao tài sản tiền điện tử cho biết: “Hiện tại, các dòng tài sản tiền điện tử bất hợp pháp được di chuyển nhanh chóng trên khắp thế giới, với khả năng cao là không bị phát hiện”. MiCA sẽ buộc các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử phát hiện và ngăn chặn các luồng tiền điện tử tội phạm, đồng thời bảo đảm rằng tất cả công ty tiền điện tử đều phải tuân theo đầy đủ các nghĩa vụ chống rửa tiền. Điều này sẽ ngăn chặn lỗ hổng trong Khuôn khổ phòng, chống rửa tiền (AML) của EU.
Quy định MiCA bao gồm những gì?
Quy định MiCA EU áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ tham gia vào giao dịch, quản lý, phát hành và tư vấn về tài sản tiền điện tử. Điều này bao gồm các sàn giao dịch, nền tảng giao dịch tiền điện tử, ví lưu ký và các công ty tư vấn và quản lý ở EU. Nó cũng áp dụng cho các nhà phát hành và nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử ngoài EU muốn kinh doanh với bất kỳ quốc gia thành viên nào.
Quy định MiCA định nghĩa rõ ràng các tài sản tiền điện tử sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT), với các phân biệt cụ thể giữa tiền điện tử và token. Khung pháp lý bao gồm ba loại tài sản tiền điện tử khác nhau: token tham chiếu tài sản (ART), token tiền điện tử (EMT) và token tiện ích (tài sản tiền điện tử không phải EMT hay ART).
MiCA áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt hơn cho stablecoin, yêu cầu các cơ chế ổn định ràng buộc pháp lý để đảm bảo chúng được hỗ trợ đầy đủ với thanh khoản tốt nhằm tạo niềm tin cho người dùng.
Quy định MiCA cho nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử
Các nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử (CASP) nằm trong phạm vi của MiCA, chẳng hạn như sàn giao dịch, ví và nhà cung cấp lưu ký, sẽ phải được ủy quyền và có giấy phép đặc biệt từ một trong những cơ quan tài chính quốc gia của EU để hoạt động trong EU. Họ phải tuân thủ các yêu cầu tổ chức nghiêm ngặt để bảo vệ quỹ của nhà đầu tư và tính toàn vẹn của hệ thống tài chính.
MiCA yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải có hệ thống bảo vệ thông tin nhạy cảm và giám sát các trường hợp lạm dụng thị trường do khách hàng thực hiện. MiCA cũng quy định rằng CASP phải có sẵn tất cả các hồ sơ về đơn đặt hàng và giao dịch, công bố chính sách giá của họ trên trang web để duy trì tính minh bạch. Họ cũng phải có thông tin truyền thông chính xác và rõ ràng về các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, chứa các cảnh báo về các rủi ro liên quan.
Hơn nữa, quy định MiCA yêu cầu các nền tảng giao dịch tiền điện tử chỉ cung cấp các tài sản tiền điện tử có sách trắng và thực hiện xác minh danh tính khách hàng. Họ cũng nên từ chối các token có tính năng ẩn danh che khuất danh tính của người sở hữu và lịch sử giao dịch để chống lại khủng bố tài chính và tuân thủ các quy định chống rửa tiền.
Quy định MiCA cho nhà phát hành tài sản tiền điện tử
Quy định MiCA yêu cầu các nhà phát hành tài sản tiền điện tử phải đăng ký là các thực thể pháp lý ở bất kỳ quốc gia thành viên EU nào để đảm bảo các nhà phát hành có trách nhiệm trong các trường hợp gian lận và trình bày sai.
Các nhà phát hành tài sản tiền điện tử cũng phải cung cấp sách trắng với thông tin tiếp thị cần thiết về EMT hoặc ART của họ. Các dự án được miễn cung cấp sách trắng khi tài sản tiền điện tử được phân phối miễn phí hoặc nếu đó là một dự án nhỏ với ít hơn 150 cư dân mỗi quốc gia thành viên hoặc trị giá dưới 1 triệu EUR. Ngoài ra, các tài sản tiền điện tử chỉ được cung cấp cho các nhà đầu tư đủ điều kiện và token thưởng cũng được miễn.
Tại sao MiCA được thực hiện?
Năm 2019, một báo cáo của Cơ quan Ngân hàng Châu Âu (EBA) xem xét khả năng áp dụng các quy định hiện có của EU đối với ngành công nghiệp crypto đang phát triển cho thấy hầu hết các sản phẩm dựa trên blockchain nằm ngoài phạm vi của các quy định hiện có. Báo cáo này đã khuyến nghị tăng cường tính thống nhất về lập pháp và áp dụng các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhà phát hành tiền điện tử, điều này đã thúc đẩy dự luật MiCA.
Các mục tiêu thực hiện MiCA bao gồm:
- Điều hòa các quy định phân mảnh giữa các quốc gia thành viên, điều này gây khó khăn cho các công ty tiền điện tử hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia EU, và thay thế chúng bằng một khung pháp lý toàn diện.
- Thiết lập các biện pháp bảo vệ pháp lý chống lại các hành vi thị trường lừa dối và cải thiện bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư trong ngành công nghiệp crypto.
- Tăng phạm vi của các quy định tài chính đối với tài sản tiền điện tử và giám sát các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử để ngăn chặn rửa tiền ở EU.
- Cải thiện tính minh bạch, quản trị và lưu ký của tài sản tiền điện tử và hỗ trợ đổi mới.
- Giảm thiểu tác động môi trường của tài sản tiền điện tử.
Tác động của MiCA đối với người dùng tiền điện tử ở châu Âu
MiCA nhận được nhiều sự ủng hộ và được người dùng tiền điện tử ở châu Âu đón nhận tích cực. Hãy cùng xem xét những ưu điểm và nhược điểm của quy định này.
Ưu điểm:
- Một khung pháp lý toàn diện sẽ cung cấp sự chắc chắn và rõ ràng về mặt pháp lý đối với tài sản tiền điện tử, thúc đẩy niềm tin trong ngành và hợp pháp hóa tiền điện tử.
- Các nhà cung cấp dịch vụ và nhà phát hành tài sản tiền điện tử sẽ cung cấp thông tin liên quan và không gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư, cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong ngành.
- MiCA cung cấp sự bảo vệ tốt hơn cho các nhà đầu tư một cách nhất quán trên toàn Liên minh Châu Âu.
- Giấy phép MiCA của CASP cung cấp quyền ‘hộ chiếu’, có nghĩa là họ có thể hoạt động ở tất cả các quốc gia thành viên EU.
- MiCA mở ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư bằng cách thúc đẩy đổi mới và áp dụng tiền điện tử.
Nhược điểm:
- Sự mơ hồ về các quy định như phân loại NFT và việc thực hiện ở nước ngoài.
- Yêu cầu các thủ tục KYC (Biết khách hàng của bạn) cho các nhà cung cấp dịch vụ được cấp phép, điều này làm giảm sự riêng tư của người dùng.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook