/ / / /

Quản lý và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng trong thương mại điện tử


Quản lý và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng trong thương mại điện tử

Quản lý và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng trong thương mại điện tử

Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang ngày càng được quan tâm và việc Quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật bảo vệ người tiêu dùng vào cuối năm 2010 đã phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của vấn đề này trong hệ thống pháp luật kinh tế - dân sự Việt Nam. Nhận thức của xã hội về quyền lợi người tiêu dùng gia tăng, cùng với sự phát triển nhanh của các ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) B2C và C2C, khiến những vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên môi trường
Do đặc thù của giao dịch thương mại điện tử là được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, các đối tác thực hiện giao dịch mua bán, thanh toán, nhận hàng mà không cần phải gặp mặt trực tiếp, nên nhu cầu về thông tin cá nhân là rất lớn, bao gồm cả những thông tin riêng tư nhất của khách hàng. Bên cạnh đó, nhiều công nghệ hiện đại như cookie, phần mềm gián điệp, định vị toàn cầu và các cơ sở dữ liệu số hóa cũng cho phép các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trên Internet có thể dễ dàng thu thập và xử lý thông tin cá nhân phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Các tổ chức quảng cáo trực tuyến cũng luôn đẩy mạnh hoạt động thu thập, thiết lập, thậm chí kinh doanh các hồ sơ thông tin về người tiêu dùng. Thông tin cá nhân đã và đang trở thành thứ hàng hóa có giá trị đối với doanh nghiệp. Người tiêu dùng khó có thể hình dung hết được những nguy cơ thông tin cá nhân của mình bị khai thác bất hợp pháp khi tham gia giao dịch, mua bán trên môi trường mạng. Mặc dù Việt Nam vẫn chưa có một văn bản điều chỉnh riêng vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân, nhưng xem xét một cách hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT ban hành trong 5 năm vừa qua, có thể thấy những nội dung liên quan đến vấn đề này đã được quy định ngày càng rõ từ cấp độ luật đến các văn bản hướng dẫn luật. Đặc biệt, đã có quy định về các hình thức xử phạt, chế tài cụ thể từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền đến xử lý hình sự với các trường hợp vi phạm nặng. - Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (Điều 46); - Luật Công nghệ thông tin năm 2006 (Điều 21, 22, 72); - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 (Điều 226) - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 (Điều 6); - Nghị định 63/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin; - Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác; - Thông tư 09/2008/NĐ-CP hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử; - Thông tư 25/2010/TT-BTTTT quy định về việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Nguyên tắc cơ bản nhất trong thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng là phải được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin, và việc sử dụng thông tin cá nhân phải phù hợp với mục đích đã thông báo trước. Một trong những hình thức vi phạm bảo vệ dữ liệu cá nhân rất phổ biến trong thời gian qua là việc thu thập địa chỉ thư điện tử cá nhân trái phép để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, từ quảng cáo trực tuyến đến bán danh sách các địa chỉ này cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Với các công nghệ hiện đại, hiện nay việc thu thập địa chỉ thư điện tử tương đối dễ dàng. Việc nhiều cá nhân, doanh nghiệp công khai rao bán danh sách hàng triệu địa chỉ thư điện tử đang gây tác động tiêu cực tới hoạt động quảng cáo điện tử, gây bất lợi cho người tiêu dùng, làm giảm sút niềm tin của cộng đồng khi tham gia giao dịch thương mại điện tử. Do đó Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về Chống thư rác đã đưa các hành vi này vào danh sách hành vi nghiêm cấm và đề ra một số nguyên tắc về thu thập, sử dụng địa chỉ email của người tiêu dùng cho mục đích quảng cáo. Bên cạnh các biện pháp xử phạt hành chính đối với sai phạm về quản lý và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng trong TMĐT, doanh nghiệp cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế tài hình sự đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (ban hành ngày 19/6/2009 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010) đã sửa đổi, làm rõ Điều 226 để đưa hành vi sử dụng trái phép thông tin cá nhân vào nhóm tội phạm “sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet”, với mức xử lý hình sự cao nhất lên đến 7 năm tù./.  

Nguồn:Báo cáo TMĐT Việt Nam 2011

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến