/ / / / /

Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi


Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi

Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi

Sự khác biệt lớn nhất giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung chính là tính uỷ thác.

Trong tài chính truyền thống hay Traditional Finance: Các tổ chức, thị trường & công cụ tài chính luôn tồn tại trung gian có quyền lực tập trung.

Trong khi đó, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung để loại bỏ các trung gian này.

Cụ thể:

  • Chính phủ hay ngân hàng (CeFi) sẽ được thay thế bằng các các Blockchain phi tập trung.
  • Các tài sản của CeFi sẽ được thay thế bằng các token nằm trong hệ sinh thái của Blockchain. Chúng phi tập trung.
  • Nhiệm vụ của DeFi là cung cấp quyền truy cập tới các dịch vụ tài chính cho người dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào chỉ cần họ có Internet. Tính mở của DeFi thể hiện ở đây.
  • Ưu điểm của DeFi

  • Loại bỏ được trung gian quản lý tập quyền. Việc này rất rõ ràng, như mình đã phân tích bên trên. Với việc áp dụng công nghệ Blockchain thì việc loại bỏ các trung gian trở nên rõ ràng. Người dùng có thể biết được tài sản của mình đang ở đâu, hay trạng thái nào.
  • Các ứng dụng DeFi được xây dựng trên nền tảng của các Blockchain, chúng là các mã nguồn mở. Vì vậy, việc nâng cấp hoặc xây dựng và phát triển nhiều ứng dụng DeFi tương đối dễ dàng.
  • Nhược điểm của DeFi

    Tất nhiên DeFi cũng có một số nhược điểm trong thời gian hiện tại:

  • Các dịch vụ DeFi gắn liền với các tài sản là tiền điện tử, hay các đồng Crypto. Vì vậy, người dùng cần thời gian để tiếp xúc và hiểu cách sử dụng DeFi. Khác biệt hẳn so với sử dụng Fiat trước đây. Đặc biệt một số quốc gia vẫn đang cấm hoặc hạn chế Crypto.
  • DeFi thực tế là tất cả các dịch vụ tài chính trong nền kinh tế Blockchain xung quanh chúng ta, nó cũng không có gì quá đặc biệt hay đao to búa lớn cả.

    Ở phần dưới mình sẽ chỉ ra các thành phần của DeFi để giúp các bạn phân loại nó dễ dàng hơn.

 

DeFi gồm các thành phần nào? Chúng ta có thể chia tài chính phi tập trung DeFi thành các thành phần sau:

  • Lending Platform (các nền tảng cho vay phi tập trung): Compound, MakerDAO, Cred, Dharma, ETHLend, Constant…
  • Derivatives (các sản phẩm phái sinh phi tập trung): Tokensets, Uma, dydx, Veil, Augur, Market protocol…
  • Payments Platform (các nền tảng thanh toán phi tập trung): Omisego, Helis, Request Network, xDai, Connext…
  • Stable coins (các đồng tiền ổn định phi tập trung): DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD…
  • Decentralized Exchange (sàn phi tập trung): Kyber Network, Ren, IDEX, Binance DEX, Bancor, Nash, 0x…

Có thể các bạn sẽ thắc mắc là một số sàn cho giao dịch phái sinh như Binance Future, SnapEx, FTX, BitMEX… lại không có trong danh sách Derivatives.

Các sàn mình vừa nhắc tên là các sàn cho giao dịch các sản phẩm phái sinh Crypto, nhưng bản thân họ là các sàn tập trung. Tức là nó được quản lý tập quyền cho các giao dịch trên sàn. Vì vậy, các sàn đó không nằm trong danh sách này.

Kể cả các dự án như NEXO, hay SALT thì họ đều là hình thức Lending trong Crypto, nhưng là hình thức uỷ thác cho tổ chức, nên không xếp vào nhóm DeFi.

Mỗi một thành phần này đều rất rộng lớn và nhiều ứng dụng, sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Thuận sẽ có những series bài viết phân tích và đánh giá về từng chủ đề này. Mời các bạn tìm hiểu trong các bài viết tiếp theo.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến