Doanh nghiệp lương thực cần hội nhập WTO như thế nào?
Đối với ngành lúa gạo: Đây là ngành mà Việt Nam có tiềm lực xuất khẩu mạnh, vì vậy cần tận dụng cơ hội thuế nhập khẩu MFN vào các nước thành viên WTO thấp và ổn định để đẩy mạnh xuất khẩu (chủ yếu thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín thương mại, quảng bá sản phẩm);
Đối với ngành ngô: Cạnh tranh trong nước sẽ quyết liệt hơn do thuế nhập khẩu giảm, nhu cầu nhập khẩu lại cao (sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ); để cạnh tranh tốt hơn với ngô nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ…), doanh nghiệp cần tăng cường công nghệ bảo quản để giữ được ngô lâu hơn sau vụ thu hoạch.
Đối với ngành sắn: Đây là sản phẩm Việt Nam xuất khẩu là chủ yếu, vì vậy để tận dụng cơ hội thị trường mang lại từ việc gia nhập WTO (với mức thuế nhập khẩu giảm và ổn định ở tất cả các nước thành viên), doanh nghiệp cần giải quyết được những khó khăn cơ bản là ổn định vùng nguyên liệu (tạo liên kết lâu dài giữa doanh nghiệp chế biến và nông dân trồng sắn như cho nông dân tham gia mua cổ phần trong các nhà máy chế biến, mua bán nguyên liệu theo nguyên tắc giá linh hoạt theo thị trường để cùng chia sẻ quyền lợi và rủi ro về giá…) và xử lý chất thải môi trường (có thể kiến nghị để yêu cầu hỗ trợ từ Nhà nước – đây là loại hỗ trợ được phép trong WTO).
Bình luận
Bình luận bằng Facebook