/ / / / /

Giảng viên luật khó được làm luật sư?


Giảng viên luật khó được làm luật sư?
Giảng viên luật khó được làm luật sư?
Sau những cuộc tranh luận chưa đi đến hồi kết ở kỳ họp Quốc hội vừa qua, vấn đề giảng viên luật có được hành nghề luật sư hay không lại tiếp tục được mổ xẻ ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  Cần phân biệt rõ luật sư và những người làm việc như một luật sư. Luật sư là một chức danh tư pháp, được công nhận thông qua việc cấp một chứng chỉ cho những người hoàn thành khóa đào tạo luật sư và vượt qua kỳ thi sát hạch do Bộ Tư pháp tổ chức. Luật sư làm những công việc như tư vấn pháp luật, bào chữa, tranh tụng tại tòa án... Và mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, không cần phải có trong tay chứng chỉ hành nghề luật sư thì người ta vẫn làm được những công việc này. Tương tự như với nghề báo vậy: Có rất ít người được cấp thẻ nhà báo nhưng lực lượng phóng viên đi đưa tin, viết bài thì đông gấp nhiều lần. Điều đáng nói là: họ cùng làm những công việc như nhau. Vậy nên cuộc tranh cãi về việc giảng viên luật có được làm luật sư hay không trở nên ít ý nghĩa, bởi đơn giản các giảng viên luật có thể làm những công việc tương tự luật sư mà không cần có thẻ luật sư. Không ai cấm các giảng viên này tư vấn pháp luật cho khách hàng, tham gia các quy trình tố tụng với tư cách là “người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”, “người bào chữa”, người tư vấn “ngầm”. Hãy tưởng tượng một khách hàng đến nhà giảng viên luật và nhờ thảo giúp một bản hợp đồng, hoặc tư vấn cách chia thừa kế... Ai sẽ ngăn cản các giảng viên này thực hiện công việc của mình? Cũng tương tự như nghề báo, số lượng những người làm việc như luật sư đông gấp nhiều lần số người có thẻ luật sư. Như vậy, việc giảng viên luật có làm những công việc như luật sư hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào họ chứ không phụ thuộc vào một vài điều cấm đoán của Luật Luật sư. Vấn đề chỉ là họ có muốn làm và có năng lực để làm việc như một luật sư hay không mà thôi. Trong nhiều năm qua, giáo dục đại học nói chung và đào tạo cử nhân luật nói riêng luôn bị chỉ trích là “xa rời thực tế”. Tại sao các sinh viên luật lại chỉ nhận được những bài giảng xa rời thực tế, trong khi các thầy cô giáo của họ hoàn toàn có khả năng để cọ xát thực tế? Rất tiếc, sự xa rời thực tế của các cử nhân luật lại đang tố cáo một cách mạnh mẽ chất lượng của đội ngũ giảng viên. Bởi vậy, việc Luật Luật sư có cấm giảng viên luật làm luật sư hay không, cũng không giúp cho các nhà làm luật đạt được mục đích nào. Trái lại, nếu không có cơ chế để giảng viên luật thường xuyên cọ xát với thực tế nghề luật thì sinh viên luật sẽ mãi là những người chịu thiệt với những bài giảng “xa rời thực tế”.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến