Hợp nhất công ty cổ phần và dịch vụ của Luật sư Vũ Ngọc Dũng
Hợp nhất Công ty cổ phần là hai hoặc một số công ty cổ phần (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một Công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Dịch vụ tư vấn hợp nhất Công ty cổ phần của Công ty Luật Bắc Việt.
Hợp nhất công ty là gì?
Hợp nhất công ty (hay còn gọi là sáp nhập công ty) là quá trình kết hợp hai hoặc nhiều công ty khác nhau để tạo ra một công ty mới hoặc để giữ lại công ty gốc và loại bỏ các công ty khác. Thông thường, hợp nhất công ty được thực hiện nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cạnh tranh và tăng trưởng tài sản cho các công ty tham gia.
Hợp nhất công ty có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm hợp nhất bằng tiền mặt (công ty A mua lại công ty B bằng tiền mặt), hợp nhất bằng trao đổi cổ phiếu (công ty A mua lại công ty B bằng cổ phiếu), hoặc hợp nhất bằng sáp nhập bình đẳng (công ty A và công ty B tạo ra một công ty mới).
Quá trình hợp nhất công ty có thể đem lại lợi ích cho các bên liên quan, bao gồm tăng trưởng và mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí, tăng sức mạnh cạnh tranh và tăng giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, chẳng hạn như tạo ra áp lực cho các nhân viên, thay đổi văn hóa doanh nghiệp và làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hợp nhất Công ty cổ phần: - Điều 152 Luật Doanh nghiệp; - Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 43/2010/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 15/04/2010 hướng dẫn về các thủ tục hợp nhất doanh nghiệp. 2. tư vấn của Luật Bắc Việt về hợp nhất Công ty cổ phần:
- Tư vấn sơ bộ những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động hợp nhất Công ty cổ phần;
- Tư vấn thủ tục và điều kiện hợp nhất Công ty cổ phần;
- Tư vấn thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông của từng công ty để thông qua nội dung hợp nhất công ty;
- Tư vấn Hợp đồng hợp nhất và thông qua các nội dung hợp nhất;
- Tư vấn về cơ cấu hoạt động của Công ty cổ phần mới được hợp nhất;
- Tư vấn phương án sử dụng lao động sau khi hợp nhất Công ty cổ phần;
- Tư vấn thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất;
- Tư vấn thời hạn thực hiện hợp nhất;
- Tư vấn về việc thành lập mới Công ty cổ phần được hợp nhất, bao gồm: tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, cơ cấu vốn góp giữa các cổ đông, người đại diện trước pháp luật, cơ cấu tổ chức và hoạt đông của Công ty cổ phần…;
- Tư vấn xây dựng Điều lệ Công ty cổ phần được hợp nhất;
- Tư vấn các vấn đề về thuế trong quá trình hợp nhất Công ty cổ phần, như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp …;
- Tư vấn về những vấn đề thường vướng mắc, những tranh chấp thường phát sinh trong quá trình hợp nhất và cách thức hạn chế những vướng mắc, những tranh chấp đó;
- Tư vấn chấm dứt tồn tại của Công ty cổ phần bị hợp nhất.
3. Tiến hành các thủ tục hợp nhất Công ty cổ phần theo đại diện uỷ quyền của Công ty Luật Bắc Việt:
a. Luật Bắc Việt tiến hành tư vấn, soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ hợp nhất Công ty cổ phần, bộ hồ sơ cơ bản gồm:
- Biên bản cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông về việc hợp nhất công ty;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc hợp nhất Công ty;
- Hợp đồng hợp nhất Công ty cổ phần;
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ Công ty cổ phần được hợp nhất;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần được hợp nhất;
- Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông;
- Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau của thành viên mới: (i) Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam, (ii) Hộ chiếu Việt Nam, Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài, (iii) Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, (iv) Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam;
- Ban sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại nêu trên đối với người đại diện theo ủy quyền và Quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp cổ đông sáng lập là pháp nhân; -
- Các giấy tờ liên quan khác…
b. Luật Bắc Việt đại diện cho Quý khách hàng tiến hành các thủ tục hợp nhất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Cam kết của Luật Bắc Việt sau khi hợp nhất doanh nghiệp: - Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với nội dung việc hợp nhất. - Cung cấp Văn bản pháp Luật liên quan đến nội dung hợp nhất.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook