/ / / /

M&A - Cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Phần Lan


M&A - Cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Phần Lan
Sáng (29/11) hội thảo “Finnpartnership: Cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Phần Lan” đã diễn ra. Tại đây, thông qua những bài tham luận của các diễn giả các nhà DN Việt Nam và Phần Lan tìm kiếm được những thông tin trực tiếp từ các sáng kiến, có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình hợp tác, đồng thời tạo cơ hội tìm đối tác kinh doanh. 

Tổng quan kinh tế và thị trường Phần Lan

Phần Lan được thế giới biết đến là một đất nước của rừng và hồ (chiếm 69% và 10% diện tích lãnh thổ). Dân số Phần Lan chỉ khoảng 5.2 triệu người, có GDP năm 2006 đạt 31.900 Euro/ người. Do đặc điểm về môi trường tự nhiên nên kinh tế Phần Lan phát triển chủ yếu trên những ngành công nghiệp như Điện tử và công nghiệp điện (21.6%), máy móc thiết bị và phương tiện vận tải (14.4%), thiết bị vận tải công nghiệp rừng (13.1%), công nghiệp hóa chất, cấp điện và cấp nước, các sản phẩm kim loại. Thị phần toàn cầu của một số sản phẩm và công nghiệp điện tử Phần Lan (ước tính năm 2003) chiếm tỉ lệ tương đối cao như thiết bị công nghiệp rừng chiếm 45%, điện thoại di động là 38%, thiết bị dự báo thời tiết chiếm tới 67%, màn hình phát quang chiếm 60%...

Hiện nay, có hơn 60 Cty Phần Lan ở Việt Nam bao gồm 7 Cty sản xuất, 10 Cty thương mại và VPĐD, các nhà phân phối hoặc đối tác thương mại chính thức. Với các ngành công nghiệp hiện diện: điện và cấp nước, môi trường, máy móc thiết bị, tư vấn trong các dự án về cơ sở hạ tầng. Tất cả những điều đó, cùng với tác phong làm việc trung thực thẳng thắn và hiệu quả của con người nơi đây đã làm cho Phần Lan là địa chỉ hết sức tin cậy để thu hút đầu tư nước ngoài.

Cơ hội đầu tư mới…

Tham gia hợp tác với các DN Phần Lan, DN Việt Nam có những cơ hội mới như thế nào? Đây cũng là vấn đề được đông đảo DN quan tâm. Trong bài phát biểu của bà Hanna Riitta Kurittu về Finnpartnership: cơ hội mới cho các DNNVV Việt Nam trong quá trình kinh doanh với các DN Phần Lan khẳng định: Finnpartnership sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm đối tác và dịch vụ tư vấn DN Phần Lan, hỗ trợ cả về mặt tài chính trong quan hệ hợp tác thương mại cho DN có quan hệ với Phần Lan để lập dự án mới. Tổng số tiền tối đa hỗ trợ cho một dự án là 250 000 Euro (không có mức tối thiểu), 50% hoặc 70% của chi phí cho dự án thực hiện ở Việt Nam tùy thuộc vào quy mô của Cty xin hỗ trợ. Các chi phí được phê duyệt như chi phí đi lại, phòng ở, chi phí thuê chuyên gia nước ngoài cho nghiên cứu tiền khả thi hay khả thi… Finnpartnership cũng quan tâm tới những hợp tác thương mại bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội. Từ tháng 6/2006 trong tổng số 126 đơn đăng ký đã có 12 dự án được duyệt ưu tiên cho DN Việt Nam về xây dựng, lâm nghiệp, máy móc, môi trường, công nghệ kim loại…

Như vậy, Finnpartnership không những hỗ trợ tư vấn cho các DN mà còn hỗ trợ về tài chính. Điều quan trọng hơn cả là các DN có được dự án trình lên phía Phần Lan. Khi tìm được đối tác Phần Lan, DN Việt Nam có thể gửi đơn xin hỗ trợ để phát triển dự án hợp tác, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, cải tiến sản phẩm, đào tạo nhân viên trong nước…

Tại hội thảo, 5 DN Phần Lan đã tham dự và tìm đến với đối tác Việt Nam đã mở ra nhiều hơn cơ hội và hướng phát triển cho các DN Việt Nam đó là: Ông Juha Suksi - giám đốc bán hàng Cty chuyên thiết kế và sản xuất sản phẩm phục vụ hệ thống bốc xếp, đóng gói; ông Kari Penttila - Cty chuyên về kỹ thuật cách điện và thép không rỉ; ông Risto Piipari - Cty chuyên về thiết kế, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm sử dụng hệ thống là nhiệt sinh học, ông Heikki Pihlajamaki - GĐ phụ trách PR của hãng Luật quốc tế.

…và những thách thức

“Lúc đầu khi thực hiện hợp tác chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng, sau một thời gian làm việc những khó khăn ban đầu biến mất chỉ còn lại là sự gần gũi thân tình, và chúng tôi đã thấy rất tự tin khi hợp tác”- đó là lời tâm sự chia sẻ kinh nghiệm của bà Đặng Tú Anh - Cty HUR.

Tham gia hợp tác kinh doanh với các DN Phần Lan, DN Việt Nam bên cạnh những cơ hội mới thì cũng gặp phải những thách thức. Những vấn đề đưa ra chính là những thắc mắc, những khó khăn trước mắt của những người đã, đang và sẽ tham gia hoạt động tại các DN Phần Lan. Các câu hỏi đưa ra xoay quanh những vấn đề nổi cộm như sự khác biệt về văn hóa hai nước thì pháp luật và pháp lý sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?, giải quyết những xung đột về mặt pháp lý giữa DN Việt Nam và Phần Lan ra sao?. Về quỹ hỗ trợ DN, quỹ hợp tác địa phương FLC cho những làng nghề đang bị ô nhiễm ở Hà Tây…

Những thắc mắc của DN đã được các diễn giả trả lời thỏa đáng nhằm giúp cho các DN hiểu biết và tự tin tham gia cơ hội hợp tác mới triển vọng này.

Theo dddn

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến