M&A - Khái niệm M&A
Sáp nhập là hình thức kết hợp mà hai công ty gộp chung cổ phần để trở thành một công ty mới. Thâu tóm là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại toàn bộ hoặc phần lớn công ty kia.
Mặc dù các nhà quản lý viện dẫn rất nhiều mục đích tốt đẹp cho các thương vụ M&A, kết quả nghiên cứu cho thấy 1/2 đến 2/3 các vụ sáp nhập thất bại trong việc tạo ra giá trị lớn hơn cho cổ đông so với mức trung bình của ngành. Tăng trưởng ồ ạt đi liền với với rủi ro lớn. Tuy vậy, bất chấp tỷ lệ thất bại cao, các công ty vẫn tiếp tục theo đuổi các hoạt động M&A bởi khả năng mang lại tăng trưởng cực lớn của các thương vụ này.
Cách tiếp cận M&A tốt nhất là chia thành nhiều giai đoạn: quá trình cấu trúc (lập kế hoạch mở rộng chiến lược-spanning strategic planning); chuẩn bị tài liệu quan trọng (due diligence), thiết lập cấu trúc thương vụ (deal structuring), định giá giao dịch (transaction pricing), và tích hợp tổ chức (integration).
Thương vụ M&A thành công đòi hỏi quá trình lập kế hoạch phải được kiểm soát và quản lý hiệu quả, bao gồm: phát triển chiến lược, phân tích tài chính chặt chẽ, kết hợp văn hóa tinh tế, tầm nhìn lãnh đạo bao quát, và chương trình quản lý toàn diện sau khi sáp nhập (xử lý các vấn đề về quan hệ, độ tin cậy của đội ngũ quản lý, tích hợp cơ cấu tổ chức, và tốc độ chuyển động). Bởi vậy, phát triển tối đa ý đồ về thương vụ, xác định chính xác đối tác chiến lược, đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho giá trị tạo ra, hạ thấp tỷ lệ mất lòng tin của người lao động, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn và thời gian, và kết hợp quá trình và cơ cấu hoạt động tối ưu là các điểm được đặt biệt chú ý.
Các thương vụ M&A có tính cá thể hóa rất cao.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook